Sau sinh ăn mực được không? Mẹ có thể ăn mực sau sinh để tăng cường hệ miễn dịch và giúp xương bé chắc khỏe. Mực còn là thực phẩm giúp thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể… hạn chế sự tăng cân của phụ nữ sau khi mang thai.
Hãy cùng đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết về:
- Mẹ sau sinh có ăn được mực không?
- Những lưu ý khi ăn mực
- 1 số thực phẩm mẹ nên ăn và nên tránh trong thời kỳ hậu sản
- 3 nguyên tắc khi giảm cân sau sinh
Mẹ sau sinh ăn mực được không?
Được xem là một trong những món ăn hải sản ngon miệng, mực hấp, mực xào… luôn luôn nằm trong thực đơn yêu thích của nhiều gia đình. Thế nhưng liệu các chị em đã biết trong con mực có chứa những thành phần dinh dưỡng nào? Trong mỗi 100g mực có chứa:
- Chất béo: 1,4g
- Protein: 15,6g
- Canxi, sắt, magie, phospho, kali, natri, mangan, selen, kẽm, đồng…
- Chất béo: 1,4g trong đó cholesterol chiếm 233mg
Trong mực chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bổ trợ cho cơ thể. Mực cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh. Mặc dù vậy, với các nguyên tắc kiêng khem truyền thống, ắt hẳn nhiều mẹ không khỏi băn khoăn, sau sinh ăn mực được không và liệu có khiến bé bú mẹ bị đau bụng, khó tiêu?
Lợi ích dinh dưỡng của mực
Mực là nguồn protein tốt. Chất lượng và sự cân bằng các axit amin của protein trong thành phần dinh dưỡng của mực tươi ở mức ổn. Trong thịt mực không có nhiều vitamin nhóm B như thịt đỏ và gia cầm, tuy nhiên lượng vitamin B12 lại nhiều hơn đáng kể. Thế mạnh của mực ống là khoáng chất, trong đó dồi dào nhất là kẽm, đồng và selen.
Xét về yếu tố dinh dưỡng, ăn mực giúp hỗ trợ chứng thiếu máu cho phụ nữ sau sinh. Các mẹ có thể chế biến mực xào với ít gừng, mực luộc có tác dụng bổ máu, lợi tiểu, cầm máu… Thêm vào đó, phụ nữ sau sinh ăn mực mang lại nhiều lợi ích như tăng cường sức khỏe, phục hồi sau quá trình kiệt sức. Mực còn giúp thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể… hạn chế sự tăng cân của phụ nữ sau khi mang thai.
Vậy bà đẻ có được ăn mực không? Hoàn toàn được mẹ nhé. Mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết rằng, mực còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Hàm lượng canxi trong mực giúp xương bé phát triển nhanh, hạn chế tối đa tình trạng bị còi xương ở trẻ sau này.
Bạn có thể chưa biết:
Sự thật về lời đồn sau sinh ăn rau cải ngay sẽ bị tiểu són khi về già
Những lưu ý về cách ăn mực dành cho mẹ sau sinh
Không chỉ các mẹ sau sinh mà người bình thường khi có cơ địa mang tính hàn cao không nên ăn mực. Những người đổ mồ hôi nhiều vào ban ngày, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc có phụ tử bạch liễm, bạch cập không được ăn mực phòng chống tác dụng phụ của nó.
- Sau khi ăn mực mẹ nhớ không nên ăn trái cây hoặc thực phẩm có tính hàn. Đồng thời mẹ cũng hạn chế ăn mực khô, mực rim vì nó không còn đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi đã qua chế biến, có thể nó bị mốc hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào.
- Sau khi sinh khoảng hơn 3 tháng cơ thể thì cơ thể người phụ nữ mới hoàn toàn hồi phục nên với các mẹ chỉ nên ăn mực sau thời điểm này để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, cơ địa, độ sâu và cách chăm sóc vết thương của mỗi mẹ khác nhau dẫn đến thời gian lành sẹo nhanh hay chậm cũng từ đó mà khác nhau. Vì thế mẹ nên theo dõi tình trạng của vết thương mà có chế độ ăn hợp lý.
- Các mẹ có nguy cơ hoặc tiền sử dị ứng, mắc các bệnh như chàm, phát ban, sởi thì sau khi sinh cũng không nên ăn mực.
- Mực chứa hàm lượng cholesterol khá cao nên các mẹ cũng nên hạn chế ăn nhiều. Trong 100g mực đã chứa 78% lượng cholesterol cơ thể có thể hấp thụ được trong ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?
Chế độ ăn đa dạng sẽ giúp cơ thể mẹ sớm phục hồi và có nhiều sữa cho con bú
Mẹ sau sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho bé
Sau khi sinh, dù mẹ có cho bé bú hay không thì việc cung cấp chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cho bản thân là vô cùng quan trọng.
Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất cũng như đa dạng thực đơn thay vì chỉ chăm chăm ăn các món lợi sữa như móng giò, thịt rang nghệ, … Ngoài ra, mẹ có thể tích cực bổ sung các món ăn sau trong thực đơn của mình:
- Cá hồi
- Thịt bò
- Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành, …
- Rau củ, quả
- Trứng
Mẹ nên kiêng các loại đồ uống có chất kích thích
Đồng thời, mẹ cũng nên kiêng một số nhóm thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình bồi bổ sau sinh và chất lượng sữa mẹ dành cho bé như:
- Các loại đồ uống có caffeine
- Thức ăn cay nóng, quá nhiều gia vị như đường, muối
- Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Cần cẩn thận với các món như lạc, hải sản, … nếu mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng.
3 nguyên tắc khi giảm cân sau sinh
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ sau sinh muốn giảm cân hiệu quả hãy nhớ nguyên tắc “3 đừng” này:
Đừng đặt nặng việc ăn kiêng: Thay vào đó hãy có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe bản thân. Việc kiêng khem quá mức sẽ làm thiếu hụt calo và các chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.
Đừng quá nôn nóng: Hơn 80% bà mẹ nôn nóng thực hiện giảm cân sau sinh bằng chế độ kiêng khem quá mức và không thể duy trì, không những không giảm được số cân nặng như mong muốn mà còn có xu hướng tăng cân không kiểm soát.
Đừng lười vận động: Thực tế cho thấy vận động là phương pháp hiệu quả nhất dành cho tất cả những ai muốn giảm cân, nhất là các mẹ sau sinh.
Vậy nên mẹ nhớ ăn uống đúng cách để bé yêu được phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn trong những năm đầu đời nhé!
Nguồn thông tin: Cách giảm cân sau sinh – VnExpress
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!