Mẹ bầu đẻ mổ kiêng ăn gì để không gây kích ứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ? Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thực phẩm đa dạng sẽ giúp mẹ mau lấy lại sức và giàu sữa cho bé.
Các trường hợp mẹ bầu cần sinh mổ?
Sinh mổ, hay còn có tên Tiếng Anh là C-Section, là phương pháp phẫu thuật đón bé chào đời qua vết mổ trên bụng và tử cung của người mẹ. Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu và nhược điểm riêng, vậy thì khi nào thì cần sinh mổ?
Bác sĩ sẽ chỉ định hay khuyên nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi:
- Suy thai
- Sinh non
- Đa thai
- Tiền sản giật
- U xơ tử cung
- Nhau tiền đạo
- Đứt nhau thai
- Đã từng sinh mổ
- Vị trí thai không thuận
- Thai nhi quá lớn
- Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng
- Cổ tử cung không mở
- Dị tật bẩm sinh
- Các vấn đề sức khoẻ khác: cao huyết áp, u nang buồng trứng,…
Sinh mổ cũng là cách để đón bé yêu chào đời
Đẻ mổ kiêng ăn gì?
Đẻ mổ để lại một vết thương lớn tại ổ bụng, khiến cho hệ thống tiêu hoá kém do hoạt động của dạ dày và ruột giảm. Do đó chế độ ăn sau sinh cần được điều chỉnh và chuẩn bị kỹ càng để nhanh phục hồi vết mổ và tăng lượng sữa mẹ cho bé. Các mẹ bầu sanh mổ nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
1. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các món nướng, chiên, xào, thức ăn nhanh nên được loại bỏ ra khỏi thực đơn của mẹ bầu.
2. Đồ ăn có tính hàn
Thực phẩm có tính hàn như hải sản và các loại rau: cua, tôm, rau muống, rau đay,…sẽ gây lạnh bụng, ứng chế sự ngưng tụ của máu khiến vết thương, lâu lành.
3. Nói không với món ăn từ nếp
Các món ăn từ nếp các mẹ nên tuyệt đối không ăn. Vì gạo nếp gây mưng mủ khi có vết thương, tạo nên sẹo lồi. Ngoài ra, xôi còn chứa nhiều chất Amilopectin gây khó tiêu, đầy bụng.
Tránh ăn các loại xôi để không tạo sẹo lồi cho vết thương
4. Các loại đồ ăn có tính kích thích và gas
Đồ uống chứa cồn và caffeine như café, trà, rượu,…khiến cơ thể bị mất nước, gây rối loạn điện giải. Khi vết mổ thiếu nước, nó sẽ khó lành hơn và tăng khả năng gây sẹo. Hơn nữa, các món uống này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ, không tốt cho bé.
5. Tránh thực phẩm tái đỏ, đồ sống
Thịt bò là một loại thịt khá bổ chứa nhiều protein. Nhưng các sắc tố và lượng chất đạm lớn là nguyên nhân gây ra sẹo thâm khi ăn thịt bò. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào ăn thịt bò cũng bị sẹo thâm, mà còn tuỳ vào cơ địa của từng người.
Sản phụ cũng không nên ăn các loại gỏi, sushi, sashimi,…
6. Các loại thực phẩm khác gây dị ứng
Cơ thể mỗi người mỗi khác nhau. Nếu bạn biết mình dị ứng với một/một vài loại thức ăn cụ thể, thì cũng nên hạn chế ăn. Vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân cũng như đến bé yêu (qua đường sữa mẹ).
Vậy mẹ bầu nên/cần bổ sung gì sau sinh mổ?
1. Uống thật nhiều nước
Nước không tác động trực tiếp đến việc chữa lành vết thương nhưng sẽ làm tăng đáng kể trong việc sản xuất sữa mẹ. Và quan trọng hơn, nó có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ, như ngăn ngừa táo bón và áp lực quá mức lên bụng – nơi vết thương mới hình thành.
2. Tiêu thụ thực phẩm dễ tiêu hoá
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và súp bổ dưỡng, dễ tiêu hóa. Một số ví dụ như: đu đủ, cá chép, gừng, tỏi và đường đỏ sẽ cải thiện tiêu hóa, chữa lành vết thương nhanh chóng và lợi sữa mẹ.
3. Thức ăn giàu protein, vitamin
Protein hỗ trợ cho sự phát triển của các mô. Vitamin giàu chất oxy hoá, sản xuất collagen giúp xây dựng các mô sẹo, dây chằng và liền da. Các loại rau như bông cải xanh, rau spinach là nguồn cung cấp vitamin A, C, canxi và sắt trong chế độ ăn uống. Còn các loại rau và trái cây như cam, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, bưởi và khoai lang rất giàu vitamin C, giúp chống nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch.
Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Những việc sản phụ tránh làm sau khi đẻ mổ?
Chú trọng trong chế độ ăn và dinh dưỡng không chưa đủ. Vì sức còn yếu nên thai phụ cần tránh thực hiện những việc sau để quá trình hồi phục được đầy đủ nhất.
- Ăn quá no
- Nằm ngửa
- Làm việc sớm
- Để cơ thể bị lạnh
- Làm “chuyện ấy” sớm
Mẹ bầu mới sanh mổ cần được sự quan tâm chăm sóc từ người thân. Lên thực đơn cho mẹ bầu mới sanh mổ cần kiêng ăn gì và bổ sung thêm những thực phẩm nào không thật sự quá khó. Chỉ cần một chút thời gian nghiên cứu và sự trợ giúp từ anh xã và người thân, mẹ bầu sẽ hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!