Vết mổ sau sinh rất dễ bị nhiễm trùng dẫn đến sẹo lồi và nhiều vấn đề khác, hãy theo dõi để biết những dấu hiệu bất thường của vết mổ đẻ, cách xử lý và chăm sóc nhanh lành nhé!
Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh và cách xử lý
Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh
Khi vết đẻ mổ có những dấu hiệu bất thường sau, bạn cần chú ý và đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Vết mổ đẻ bị sưng đỏ và có mủ.
- Tụ dịch tại vết mổ: Đây là tình trạng có lớp dịch đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.
- Khi vết đẻ mổ bị hở, hay bị rỉ máu tại vết mổ.
- Vết đẻ mổ bị sưng tấy, cảm giác nóng.
- Vết mổ đẻ bị hở, phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài.
- Sản phụ bị sốt, sốt cao 39 – 40 độ, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh.
- Cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
- Vết mổ chảy mủ, vết mổ bị hở, dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi.
- Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ đẻ sẽ cao hơn, triệu chứng khi bị nhiễm trùng là tấy đỏ và tiết dịch có mùi hôi, vết mổ không liền sẹo được.
Cách xử lý những bất thường ở vết mổ đẻ
- Dùng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24-48 giờ sau phẫu thuật. Tuyệt đối không tắm hoặc làm ướt băng này.
- Khi vết mổ bị hở thì vết mổ cần được đắp với gạc ẩm vô trùng và dùng băng vô trùng để che phủ.
- Phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng để thay băng vết thương.
- Trước và sau khi thay băng phải rửa tay sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch sẽ khi trực tiếp tiếp xúc với vị trí phẫu thuật.
- Sản phụ và gia đình cần tìm hiểu về cách chăm sóc vết thương và cách để nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ.
- Khi vết mổ bị nhiễm trùng, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau hồi phục.
Làm gì để vết mổ nhanh lành?
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh
Để tránh việc dạ dày phải hoạt động mạnh, những ngày đầu sau sinh không nên ăn những thực phẩm khó tiêu như cơm, phở,… mà nên uống nước lọc, nước cháo loãng, đến khi xì hơi được.
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, canxi và bạn cũng nên uống nhiều nước để đủ cung cấp sữa cho con cũng như độ ẩm cho da để da hồng hào, căng mịn.
Chế độ vận động
Cần vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sau sinh. Sau khi sinh cơ thể thường yếu, cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh những cơn đau tử cung co thắt và tránh bị nôn.
Khi đỡ mệt thì nên dậy đi lại nhẹ nhàng để các cơ được hoạt động, tránh tình trạng bị dính ruột…
Chăm sóc vết mổ
Chăm sóc vết mổ cho mẹ có cơ địa sẹo lồi
- Nên vệ sinh sạch sẽ vết sẹo bằng dung dịch betadine và thường xuyên thay băng để tránh bị nhiễm trùng.
- 3 ngày sau khi mổ nên để vết mổ cho khô thoáng.
Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Tuần đầu sau sinh thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ cho bạn, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác.
Tuần thứ 2 sau sinh mổ, các bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ và cắt chỉ (không áp dụng cho trường hợp dùng chỉ tự tiêu). Bạn nên lau người sạch sẽ bằng nước ấm, không nên ngâm mình trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Khi tắm xong nên lau người sạch sẽ, thấm khô nước xung quanh vết, hoặc có thể dùng dung dịch betadin hoặc povidine 10% giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.
Không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng, vết mổ đẻ nên để khô tự nhiên, để hở và thoáng sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn.
Bổ sung vitamin
Bổ sung các loại vitamin như vitamin A, B, C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Các thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương. Bổ sung thức ăn có chứa protein để giúp làm liền sẹo và tránh tình trạng bị thiếu máu. Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng cho bạn trước khi sinh. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp để tránh gây sẹo lồi. Nên thoa kem bằng cách dùng bông tăm để bôi lên vùng da vết mổ, không nên dùng tay.
Đối với các chị em mổ đẻ, cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và lựa chọn thực phẩm để hồi phục sức khỏe sớm. Khi vết mổ có những dấu hiệu bất thường, sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!