Vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà cần nhiều sự chú ý và cẩn trọng. Vết mổ sau sinh rất dễ bị nhiềm trùng, lâu lành và để lại sẹo lớn nếu không biết cách vệ sinh đúng đắn. Thường sau khi được chăm sóc bằng các phương pháp y tế, mẹ sẽ được về nhà sau 4,5 ngày. Đặc biệt trong giai đoạn tại nhà, có nhiều lưu ý mẹ sau sinh mổ nên và không nên làm để vết mổ mau lành, giảm sẹo hơn.
Vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà, nên làm gì?
Vết mổ sau sinh phải được chú ý
Khi vết mổ đã có hiện tượng khá ổn định, sản phụ sẽ được cho về nhà tiếp tục chăm sóc. Các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên về việc vệ sinh, rằng mẹ sau sinh mổ nên:
- Giữ cho vết mổ sạch sẽ, khô thoáng. Sau khi tắm xong, mẹ sau sinh mổ nên lấy khăn bông lau sạch nhẹ nhàng, khô ráo.
- Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% theo chỉ định của bác sĩ. Quy trình vệ sinh nên tuân theo chỉ dẫn và vô trùng.
- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ. Đặc biệt chú ý dùng găng tay sạch để vệ sinh vết mổ. Đồng thời giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ khô thoáng.
- Đảm bảo ăn đủ thực đơn phong phú có thức ăn chứa protein như thịt, trứng; thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, vitamin K,… có thể giảm viêm nhiễm, hỗ trợ cầm máu, tạo máu.
- Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón sau sinh mổ.
- Uống nhiều nước, uống thêm sữa để cung cấp thêm canxi.
- Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, suy nghĩ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
- Vận động nhẹ nhàng, tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột.
- Quan sát, theo dõi tình trạng vết mổ và đến gặp bác sĩ ngay khi có hiện tượng bất ổn.
Đeo bao tay khi vệ sinh
Vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà, KHÔNG nên làm gì?
Để tránh tình trạng viêm nhiễm, khó lành hoặc bục chỉ, tổn thương vết mổ, sản phụ chú ý hạn chế và không nên làm những điều sau:
- Tự ý dùng thuốc bôi, đắp lên vết mổ mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý đặc biệt không nên quấn, dán, băng kín vết mổ bằng các loại lá cây, thuốc không rõ nguồn gốc. Có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, vết mổ mưng mủ, làm độc.
- Để nước chạm vào vết mổ, ngâm bồn, rửa vết mổ với sữa tắm, xà phòng có thể khiến vết mổ bị nhiềm trùng.
- Dùng tay không sạch chạm, sờ, gãi vết mổ cũng gây viêm nhiễm, do tay chúng ta đa số chưa rất nhiều vi khuẩn.
- Ăn các thức ăn có thể gây sẹo lồi như thịt bò, rau muốn, hải sản. Các thực phẩm này còn có thể gây ngứa, dị ứng. Đồng thời hạn chế thức ăn dễ gây tiêu chảy, sẽ làm động vết mổ.
- Vận động quá mạnh, bóp, ấn vết mổ. Tuy vận động nhẹ nhàng được khuyến khích nhưng nếu mẹ sau sinh mổ tác động mạnh có thể gây bục chỉ, rách vết thương.
Chú ý rửa tay sạch sẽ
Dấu hiệu vết mổ bất thường nên đến gặp bác sĩ
Đa phần vết mổ được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng bớt đau và mau lành. Có thể sau một vài tuần, khi ấn vào vết mổ, nhiều mẹ cảm thấy còn khá đau, cứng nhưng đừng quá lo lắng, do chỉ khâu chưa tiêu hết hoặc cơ thể mẹ nhạy cảm.
Nên quan sát kỹ nếu có bất thường
Còn nếu thấy ngoài đau, có thêm các dấu hiệu sau thì mẹ nhất định phải đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chữa trị vì nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng. Như:
- Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vùng xung quanh vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.
- Vết mổ bị sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi, rướm máu, đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.
- Sốt cao trên 38 độ cũng cho thấy khả năng viêm nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
- Sản dịch sau sinh có mùi lạ. Âm đạo nếu tiết ra dịch có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.
Khi có các dấu hiệu trên, mẹ sau sinh mổ cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị đúng cách. Viêm nhiễm vết mổ có thể gây hậu quả nghiêm trọng và khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức, tắc sữa, làm hại cho cả mẹ và con.
Sẹo có thể mau lành nếu chăm sóc đúng cách
Vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà rất quan trọng, sản phụ và người thân không nên chủ quan mà phải đặc biệt chú ý theo dõi ít nhất 2 tháng khi về nhà.
Xem thêm:
Thai 37 tuần mổ được chưa? Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi có ý định mổ bắt thai sớm
Chia sẻ kinh nghiệm để sữa về ào ào, ướt áo dành cho mẹ sinh mổ
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh mổ và mẹo cải thiện cho mẹ bỉm sữa
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!