Khi nào thì cần sinh mổ? Câu hỏi với muôn vàn thắc mắc về vấn đề này dành cho các mẹ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Sinh mổ và mức độ an toàn của thai nhi
Tỉ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng. Tuy vậy không phải bất kì mẹ bầu nào cũng cần sử dụng đến phương pháp sinh này. Theo số liệu cho biết, hiện nay cứ 4 ca sinh thì có 1 trường hợp là sinh mổ. Các nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn bác sĩ sản khoa sẽ giảm thiểu tỉ lệ rủi ro của việc sinh nở thông qua việc đặt lịch sinh mổ cho thai phụ. Theo các chuyên gia, mức độ an toàn từ việc sinh mổ bao gồm:
– Sinh mổ là việc sinh nở được lên kế hoạch trước. Bác sĩ và sản phụ đều có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Do đó, mẹ bầu không cần mất thời gian chờ đợi, thuận tiện cho cả người đi sinh lẫn bệnh viện.
– Bác sĩ dùng phương pháp sinh mổ để thay thế cho các dụng cụ trợ sinh (ví dụ như dùng kẹp forceps). Nhờ sinh mổ mà độ an toàn của mẹ và bé cũng được tăng lên.
– Kỹ thuật y học hiện đại có thể kiểm tra chính xác tình trạng của thai nhi. Do đó, sinh mổ được sử dụng như một phương pháp có thể hạn chế nguy hiểm cho trẻ trong các trường hợp khẩn cấp.
– Việc mang thai ngày nay đã tạo cơ hội cho những phụ nữ có nguy cơ rủi ro trong thời kỳ mang thai được mang thai trọn vẹn. Sinh mổ sẽ là cách an toàn nhất đối với những trường hợp này.
Ảnh: Chuẩn bị sinh mổ
Khi nào thì mẹ bầu cần sinh mổ?
Mặc dù sinh mổ là phương pháp sinh khá an toàn cho mẹ bầu lẫn thai nhi nhưng đây cũng là lựa chọn cuối cùng của các bác sĩ nếu không thật sự cần thiết. Vì khi sinh mổ rất có thể xảy ra các biến chứng khẩn cấp không thể dự đoán trước được. Hơn thế, tạo hóa để người mẹ mang thai kéo dài tới 9 tháng cũng là để chuẩn bị cho em bé được chào đời bằng cách tự nhiên.
Các mẹ có xu hướng phải sinh mổ (trong trường hợp cần thiết) nếu thấy các biểu hiện như dưới đây:
- Tỉ lệ không cân đối giữa thai nhi và kích cỡ khung xương chậu của người mẹ. Ví dụ như thai nhi quá lớn.
- Thai nhi không khỏe mạnh, có vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp nhận được chào đời theo phương pháp sinh thường.
- Đã sinh mổ lần 1 do tình trạng sức khỏe của thai phụ. Hoặc trường hợp người mẹ đã từng phẫu thuật tử cung.
- Thai phụ bị huyết áp cao do ảnh hưởng của quá trình mang thai.
- Thai nhi nằm ở vị trí không thuận lợi cho sinh thường như: thai ngôi mông, thai ngang, v.v.
Mẹ được chỉ được sinh mổ theo lịch trình rõ ràng được hẹn trước với bác sĩ trong trường hợp:
- Người mẹ bị bệnh tiểu đường nên cần phải sinh mổ trước thời hạn quy định.
- Thai phụ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng tại vùng âm đạo nên phải mổ sinh để tránh cho thai nhi cũng bị nhiễm khuẩn từ mẹ.
- Mẹ bị sa tử cung.
- Bong nhau thai trước khi đến thời hạn sinh có thể khiến thai nhi bị tử vong nếu không được sinh mổ kịp thời.
- Nhiễm độc thai nghén.
- Mẹ mang thai quá ngày dự sinh. Thai nhi không đủ khỏe để chịu đựng được việc sinh thường của mẹ.
Mẹ trong quá trình sinh thường nhưng phải chuyển sang sinh mổ trong trường hợp:
- Việc sinh thường không có tiến triển. Chẳng hạn như cổ tử cung chỉ mở rất ít dù thai phụ đã đau đẻ 16-18 tiếng đồng hồ.
- Thai nhi có dấu hiệu bị thiếu oxy trong quá trình mẹ đau đẻ.
- Thai phụ bị mất máu quá nhiều trong khi đang sinh thường. Hiện tượng này thường xảy ra do nhau thai bị bong mà không thể chuẩn đoán được trước khi sinh.
Theo The Asianparents Thái Lan
Bài viết liên quan đến chủ đề Sinh mổ:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!