Rách tầng sinh môn là hiện tượng khá phổ biến, vì đầu bé bị chèn ép khi chui ra ngoài. Do đó, có đến một nửa các mẹ bị rách tầng sinh môn sau khi sinh em bé. Nếu vết rách dài hơn 2 cm, bạn sẽ phải khâu lại. Sau được khâu xong, mẹ sẽ bị đau ở khu vực này mỗi khi chạm vào. Để giảm đau do vết rách tầng sinh môn gây ra, bạn có thể thực hiện một số cách như: chườm lạnh vùng âm đạo, tập các bài kegel,…
Mang thai và sinh nở là một trải nghiệm tuyệt vời, đặc biệt là với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, quá trình này sẽ đi kèm với một số hiện tượng không mong muốn, ví dụ như bị rách tầng sinh môn khi sinh.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Vai trò của tầng sinh môn
- 4 cấp độ rách tầng sinh môn
- Việc rách tầng sinh môn khi sinh có thường gặp không?
- Giảm đau do vết rách tầng sinh môn
- Làm sao để không phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?
- Chăm sóc không để rách vết khâu tầng sinh môn
Vai trò của tầng sinh môn
Tầng sinh môn đảm nhận vai trò sinh sản của phụ nữ
Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ, là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn. Kích thước tầng sinh môn khoảng 3 – 5 cm và đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ.
Bạn có thể chưa biết:
Học ngay cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường
Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường
Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ và nâng đỡ những cơ quan quan trọng của vùng chậu, bao gồm: tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Nơi đây còn được ví như là “cửa giao hợp” – nơi tiếp nhận tinh trùng của người nam trước khi vào trong tử cung, đồng thời còn đóng vai trò cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho nữ giới.
Khi người phụ nữ mang thai và đến lúc lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn nở để “mở cửa” cho trẻ sơ sinh ra bên ngoài được an toàn và dễ dàng hơn. Trong trường hợp tầng sinh môn không có khả năng giãn nở tốt, đặc biệt đối với các sản phụ lần đầu sinh con, tầng sinh môn còn cứng và chắc, dễ dẫn đến tình trạng rách tầng sinh môn, gây tổn thương trong khi sinh. Vết khâu lại tầng sinh môn bị rách sẽ không thể thẩm mỹ cao bằng việc khâu lại vết cắt chủ động với thủ thuật rạch tầng sinh môn.
4 cấp độ rách tầng sinh môn
Rách tầng sinh môn cấp độ 1
Các vết rách nhẹ thường sẽ ảnh hưởng đến vùng da của đáy chậu, lớp ngoài cùng của âm đạo hoặc mô quanh miệng âm đạo. Tuy nhiên, các vết rách này không ảnh hưởng đến phần cơ. Vì là vết rách nhỏ nên có thể khâu hoặc không cần khâu. Chúng hồi phục nhanh, ít hoặc không gây khó chịu.
Rách tầng sinh môn cấp độ 2
Ở cấp độ này, vết rách sẽ đi sâu hơn, tác động đến phần cơ bên dưới. Vì vậy, những vết rách này cần khâu lại từng lớp một. Thông thường, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất vài tuần để lành lại.
Ở cấp độ 2, vết rách sẽ đi sâu hơn, tác động đến phần cơ bên dưới
Rách tầng sinh môn cấp độ 3,4
Vết rách này xảy ra phổ biến ở phụ nữ sinh thường, có thể tác động đến hoặc đi vào trực tràng. Chúng gây đau trong nhiều tháng, làm khả năng mất kiểm soát ở hậu môn cao.
Việc rách tầng sinh môn khi sinh có thường gặp không?
Hầu hết các mẹ sinh thường, thậm chí các mẹ chuyển dạ lâu trước khi sinh mổ cũng có thể bị đau vùng sinh môn sau sinh.
Rách tầng sinh môn là hiện tượng khá phổ biến, vì đầu bé bị chèn ép khi chui ra ngoài. Do đó, có đến một nửa các mẹ bị rách tầng sinh môn sau khi sinh em bé
Khâu các vết rách
Đây là một trải nghiệm mà nhiều mẹ không mong muốn khi rách tầng sinh môn sau sinh. Trong đa số trường hợp, vết rách sẽ được khâu lại (bắt buộc đối với các vết rách dài hơn 2cm). Sau khi được khâu lại, bạn có thể sẽ bị đau ở vùng này khi chạm vào trong thời gian hồi phục.
Thời gian hồi phục là bao lâu?
Vết khâu vùng bị rách sẽ hồi phục sau 7-10 ngày. Bạn sẽ cảm thấy đau trong một vài tuần. Vì vậy hãy bình tĩnh và đừng quá lo lắng.
Giảm đau do vết rách tầng sinh môn
Một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau do vết rách tầng sinh môn:
- Chườm lạnh vùng âm đạo để làm giảm cảm giác đau.
- Ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày hoặc chườm ấm cũng có thể làm hạn chế cảm giác đau
- Để tránh bị căng giãn quá mức, bạn không nên đứng hoặc ngồi quá lâu vì việc này có thể sẽ làm tăng cảm giác đau ở tầng sinh môn.
- Bạn có thể luyện tập bài tập Kegel ở mức độ nhẹ và mát xa nhẹ nhàng vùng tầng sinh môn để hỗ trợ thêm và giúp bạn nhanh hồi phục hơn.
Bạn có thể tập Kegel để vết thương tầng sinh môn mau lành
Bạn có thể chưa biết:
Cách làm vết khâu tầng sinh môn mau lành mẹ sinh thường cần biết
Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh?
Làm sao để không phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?
Rạch tầng sinh môn thật sự là trải nghiệm khó quên đối với mẹ bầu khi vượt cạn. Việc đánh giá có cần thực hiện rạch tầng sinh môn khi sinh nở hay không, rạch ít hay nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những gợi ý sau đây có thể giúp mẹ bầu chào đón con yêu với phần đáy xương chậu còn nguyên vẹn:
- Bổ sung chất béo tốt trong bữa ăn (như dầu thực vật, dầu cá, bơ, mầm lúa mì…): Giúp cho da cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm.
- Massage tầng sinh môn: Vừa tốt cho sức khỏe tổng thể, vừa tăng độ đàn hồi của tầng sinh môn. Nên thực hiện 5 phút mỗi ngày từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (khoảng tuần thai thứ 32 – 34).
- Tập kegel: Không những giúp chị em cải thiện khả năng sinh nở, mà còn tăng cảm giác “yêu” và lấy lại tự tin sau khi sinh con.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục (đặc biệt là đi bộ nhẹ nhàng vào cuối kỳ mang thai): Giúp thai nhi dễ lọt xuống vùng sàn chậu, tư thế thai lý tưởng, thuận lợi cho việc chào đời.
Chăm sóc không để rách vết khâu tầng sinh môn
Trên thực tế, vết khâu tầng sinh môn có thể bị rách do một số nguyên nhân như sau
- Quá trình vệ sinh vết may tầng sinh môn chưa sạch, nhiều dị vật còn sót lại khiến cho vết thương khó hồi phục.
- Sau khi khâu, các mô mới tại tầng sinh môn khá yếu, dễ bị tổn thương bởi chỉ khâu, khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo và đứt rời.
- Thói quen sinh hoạt chưa tốt của một số chị em, chẳng hạn như ngồi lệch một bên, bế con sai tư thế, phải thay tã hoặc đi lại nhiều, làm vết khâu bị hở, rách hay đứt chỉ.
Khi nhận thấy có bất thường xảy ra sau khi khâu tầng sinh môn thì các chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!