Bà bầu uống nước sấu có tốt không? Nước sấu mang lại nhiều lợi ích và hoàn toàn an toàn với mẹ bầu. Tác dụng của quả sấu giúp cải thiện hệ tiêu hóa do chứng đầy hơi, táo bón thường gặp trong thai kỳ, sử dụng trị ho rất tốt lại an toàn đối với phụ nữ mang thai.
- Bà bầu ăn sấu được không?
- Bà bầu uống nước sấu có tốt không?
- Bà bầu uống bao nhiêu nước sấu là đủ?
- Cách làm nước sấu ngon và an toàn dành cho mẹ bầu
Bà bầu ăn sấu được không?
Với hương thơm dịu, vị thanh chua ngọt, nước sấu quả là thứ đồ uống giải khát yêu thích của không ít người. Không những vậy, loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả sấu rất giàu hàm lượng các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Người ta thống kê, sấu chín có chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100 mg% calcium, 44 mg% phosphor, sắt vết và 3 mg% vitamin C.
Bầu ăn quả sấu được không? Vì là loại quả có tính mát và giàu vitamin như đã nói trên nên sấu được xếp vào hàng “những loại quả an toàn cho mẹ bầu“. Do đó, nếu mẹ bầu thèm ăn sấu hay uống nước sấu thì hoàn toàn có thể yên tâm là quả sấu không gây nguy hại gì đối với thai nhi.
Quả sấu (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Mẹ có thể quan tâm:
Bầu 2 tháng uống nước dừa được không? Dùng nước dừa như thế nào để mang lại lợi ích “vàng” cho mẹ và con?
Mẹ thắc mắc: Bầu 2 tháng uống nước mía được không? Uống như thế nào để tốt cho mẹ và con trong thai kỳ?
Bà bầu uống nước sấu có tốt không?
Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu tăng cao, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, oi bức thì một ly nước sấu quả là tuyệt vời. Bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không? Qủa sấu là một loại quả được sử dụng làm thuốc chữa nhiệt miệng, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Bà bầu ăn quả sấu có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho mẹ và bé. Không những tốt cho sức khỏe mà đây còn là loại quả mẹ nên bổ sung và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình với một lượng vừa phải, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lý do là bởi:
1. Giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang: Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở tam cá nguyệt đầu tiên, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng. Ốm nghén khi mang thai thường không có hại cho em bé trong bụng nhưng sẽ gây ảnh hưởng cho mẹ bầu. Triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ và thường biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên có sản phụ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, có mẹ bầu ốm nghén cả thai kỳ.
Sấu có vị chua thanh, giàu vitamin C. Do đó mà nó có tác dụng cải thiện chứng ốm nghén của mẹ bầu trong thai kỳ. Bạn có thể pha một cốc nước sấu, thêm chút gừng và đường để uống những lúc cảm thấy mệt mỏi, khó chịu do tình trạng nghén.
2. Nước sấu với bà bầu như một vị thuốc chữa ho
Theo Đông y, quả sấu lúc còn xanh có vị chua hơi chát, khi chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị ho rất tốt lại an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Cách dùng như sau:
- Dùng hoa sấu cùng với mật ong chưng cách thủy uống trong ngày
- Lấy một ít cùi quả sấu ngâm với muối để dùng; hoặc đem sắc lấy nước, thêm đường phèn hay mật ong vào chung rồi dùng. Ngày dùng 2-3 lần.
- Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Nước sấu với bà bầu như một vị thuốc chữa ho (Nguồn ảnh: Wikipedia)
3. Cải thiện hệ tiêu hóa do chứng đầy hơi, táo bón thường gặp trong thai kỳ
Với hàm lượng chất xơ cao có trong quả sấu, vì thế, đây là một phương pháp hiệu quả giúp trị táo bón. Bà bầu ăn quả sấu giúp ngăn ngừa táo bón, tránh một số bệnh về đường tiêu hóa như: đầy bụng, ợ hơi. Do đó, bà bầu nên bổ sung quả sấu cũng như nước sấu vào thực đơn thai kỳ của mình.
Bà bầu uống bao nhiêu nước sấu là đủ?
Nước sấu ngon và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng có phải vì thế mà mẹ bầu thích uống thỏa thích bao nhiêu cũng được?
Trong thai kỳ, nguyên tắc quan trọng là mẹ cần ăn uống đa dạng và không nên ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào. Tương tự như vậy, mẹ bầu cũng không nên uống nước sấu quá nhiều mà nên lưu ý những điều sau:
- sấu được ngâm với nhiều đường vượt mức cho phép nên nếu mẹ bầu uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
- mẹ bầu cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì nó không những khiến cồn cào trong bụng mà còn hại dạ dày.
- với mẹ bầu có vấn đề về dạ dày cũng nên hạn chế uống nước sấu
- nên uống nước sấu tự ngâm để đảm bảo vệ sinh thực phẩm
- chỉ nên uống từ 2-3 lần/tuần là đủ
Mẹ có thể quan tâm:
Thông tin “bà bầu nên uống bia để sinh con da trắng” và sự thật khiến mẹ té ngửa
Ngũ cốc cho bà bầu – Uống thế nào để thai nhi tăng cân tốt?
Cách làm nước sấu ngon và an toàn dành cho mẹ bầu
Để có một cốc nước sấu ngon, vệ sinh, mẹ bầu nên dành chút thời gian hoặc nhờ người thân ngâm sấu để có được một lọ sấu thơm ngon.
Hãy cùng tham khảo cách ngâm nước sấu sau đây:
Nguyên liệu
- Sấu bánh tẻ: 1kg
- Đường cát vàng: 1kg (nếu bạn muốn ngâm ít hay nhiều hơn thì cần đối lượng sấu đường đảm bảo theo tỉ lệ là 1:1)
- Gừng tươi: 1 nhánh
- Muối: 1 thìa cà phê
- Bình thủy tinh
- Nồi sạch
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Cách làm
- Sơ chế sấu bằng cách cạo sấu thật sạch. Cạo đến đâu cho ngay vào chậu nước muối loãng đến đó để sấu giòn, không bị thâm, bầm.
- Chần sấu tươi qua nước sôi
- Ngâm sấu với đường
- Cho một lớp sấu đầu tiên vào hũ thủy tinh, sau đó cho 1 lớp đường phủ kín lên rồi lại xếp tiếp một lớp sấu. Cứ làm lần lượt như thế cho đến khi đầy hũ thì đậy kín nắp và để sấu ở nơi khô ráo.
Giờ thì mẹ bầu đã có một hũ sấu hợp khẩu vị cho suốt thai kỳ của mình rồi!
Nguồn thông tin: Ốm nghén: Buồn nôn và nôn khi mang thai lúc nào sẽ bắt đầu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!