Luyện trẻ ngủ xuyên đêm là điều mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn bởi giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu các bí quyết dưới đây để áp dụng cho bé yêu nhé!
- Lịch trình đi ngủ đều đặn
- Cho ăn lần cuối
- Làm cho giấc ngủ vui vẻ
- Đi ngủ sớm hơn giúp luyện cho bé ngủ xuyên đêm
- Trì hoãn thời gian dậy
- Đừng phụ thuộc vào bế ru và rung lắc
- Cách luyện bé ngủ xuyên đêm là ngủ trưa hợp lý
- Giữ cho môi trường ngủ của bé luôn giống nhau
- Trình tự Ăn – Chơi – Ngủ
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết “Trước khi rèn cho trẻ có giấc ngủ xuyên đêm, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một môi trường ngủ an toàn và tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ riêng sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử (SIDS – Sudden Infant Death Syndrome). Vì thế bố mẹ có thể để trẻ ngủ chung phòng để dễ dàng quan sát nhưng hãy để trẻ ngủ ở nôi/cũi thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh tối thiểu 6 tháng đầu đời cho đến 1 tuổi”.
Lịch trình đi ngủ đều đặn
Các nghiên cứu cho thấy rằng càng lịch trình ngủ của bé càng đều đặn thì bé càng ngủ ngon. Mẹ hãy thử chuyển lịch tắm xuống buổi tối để đánh dấu sự kết thúc của một ngày. Làm đều đặn, bé sẽ quen với lich trình này và có thể ngủ tốt hơn. Ngoài ra, cách luyện ngủ xuyên đêm cho bé là tắm vào buổi tối với nước ấm vì giúp giải tỏa căng thẳng cơ bắp và giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Cho ăn lần cuối
Trước khi me hoặc bố chuẩn bị đi ngủ, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để bú cữ cuối. Sau đó đặt bé xuống trong khi bé vẫn còn thức nhưng buồn ngủ.
Nếu muốn luyện cho bé ngủ xuyên đêm, hãy tập cho con thói quen bú no, bú đủ trước khi ngủ. Một khi đã no bụng, bé sẽ có thể bỏ bú đêm một cách tự nhiên.
Mẹ có thể quan tâm:
Nhạc Mozart cho bé ngủ ngon, những bản nhạc tuyệt hay dành cho giấc ngủ của trẻ
Làm cho giấc ngủ vui vẻ
Đừng biến giờ ngủ thành một nghĩa vụ nặng nề. Hãy giúp trẻ thư giãn cả về cơ thể lẫn tinh thần trước khi ngủ.
Những bé lớn có thể sẽ “chống cự” trước giờ đi ngủ hoặc tìm cách trì hoãn nó. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng và chiều một chút theo ý trẻ để giờ ngủ thêm vui. Nếu bé muốn nhảy từng bước lên bậc cầu thang trước khi tới phòng, bố mẹ cũng đừng la mắng. Nếu bé muốn bạn đọc nhiều truyện hơn trước khi đi ngủ thì cũng đừng quá khắt khe. Bạn cũng có thể chủ động thương lượng với trẻ số lượng sách đọc trước khi ngủ.
Đi ngủ sớm hơn giúp luyện cho bé ngủ xuyên đêm
Bạn có thể nghĩ rằng điều này sẽ khiến bé dậy sớm hơn nhưng không phải. Thật sự thì trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều và ít giật mình hơn khi chúng được cho ngủ sớm hơn.
Me có thể cho bé vào giường từ 7:30 đến 8:00 tối.
Đâu là cách luyện bé ngủ xuyên đêm hiệu quả?
Trì hoãn thời gian dậy
Dù bạn khó mà thay đổi thời gian thức dậy của một đứa trẻ sơ sinh nhưng đối với trẻ lớn hơn thì được. Trẻ sơ sinh sẽ tư dậy và khóc khi chúng đói. Trong khi đó, trẻ lớn có thể sẽ dậy dựa vào ánh sáng trong phòng. Bạn có thể lắp một chiếc đèn báo thức, để thông báo cho trẻ biết đã đến giờ dậy. Nếu trẻ thức sớm hơn giờ báo thức, trẻ sẽ tự biết là chưa đến giờ ra khỏi phòng. Cách luyện ngủ xuyên đêm cho bé này khá hiệu quả và mẹ nên kiên trì áp dụng.
Đừng phụ thuộc vào bế ru và rung lắc
Mẹ không nên bế con trên tay ru ngủ và đi quanh nhà.
Ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu cần chăm sóc bé ban đêm, mẹ bật một chiếc đèn sáng dịu, không nên để ánh sáng quá chói trên đầu bé.
Không nên đặt con vào cũi/ giường khi bé ngủ gục. Hãy cố gắng đặt bé đi ngủ khi chúng buồn ngủ nhưng tỉnh táo. Điều này sẽ giúp bé học cách tự làm dịu và chìm vào giấc ngủ. Nó cũng giúp trẻ học cách quay trở lại giấc ngủ của mình.
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ sơ sinh ngủ ngon một mạch đến sáng, cha mẹ khỏe re chỉ với một số mẹo dân gian đơn giản
Cách luyện bé ngủ xuyên đêm là ngủ trưa hợp lý
Điều quan trọng là bạn phải cố gắng và giữ cho bé có một lịch trình ngủ đều đặn. Điều này có nghĩa là những giấc ngủ ngắn ban ngày chỉ nên kéo dài khoảng 30 đến 45 phút. Không nên cho bé ngủ quá 3 giờ.
Nếu bé ngủ trưa không đủ, bé sẽ trở nên mệt mỏi, quấy khóc và dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào buổi tối.
Tuy nhiên, ngủ trưa quá nhiều có thể khiến quá trình luyện ngủ xuyên đêm gặp nhiều khó khăn, bé có thể ngủ dậy quá sớm vào sáng hôm sau.
Mẹ hãy tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc.
|
Độ tuổi |
Số giờ ngủ ban ngày |
Số giờ ngủ ban đêm |
Tổng thời gian ngủ |
Sơ sinh |
8-10 tiếng |
12 tiếng |
20 tiếng |
1 tháng |
7-8 tiếng |
12 tiếng |
19-20 tiếng |
3 tháng |
5-7 tiếng |
11 tiếng |
16-18 tiếng |
6 tháng |
3,5 tiếng |
11 tiếng |
14,5 tiếng |
9 tháng |
3 tiếng |
11 tiếng |
14 tiếng |
12 tháng |
3 tiếng |
12 tiếng |
13 tiếng |
Giữ cho môi trường ngủ của bé luôn giống nhau
Để luyện trẻ ngủ xuyên đêm tốt nhất, mẹ hãy cố gắng duy trì cùng một môi trường ngủ mỗi lần bé ngủ trưa hoặc ngủ đêm. Em bé sơ sinh quen với việc đi ngủ và thức dậy ở cùng một nơi quen thuộc mỗi ngày.
Trình tự Ăn – Chơi – Ngủ
Mẹ cũng nên thực hiện thói quen lặp đi lặp lại cho bé khi thức dậy bên cạnh thiết lập thói quen khi ngủ. Đây là lúc áp dụng nguyên tắc Ăn – Chơi – Ngủ (EPS):
– Ăn: Cho trẻ bú no.
– Chơi: Cùng bé làm bất cứ điều gì, như đi dạo phố, chơi đồ chơi…
– Ngủ: Ngủ trưa hoặc ngủ ban đêm.
Giống như thói quen khi bé chuẩn bị đi ngủ, thực hành EPS đều đặn giúp bé hiểu được điều gì sắp xảy ra.
Hy vọng bố mẹ đã biết cách để luyện trẻ ngủ xuyên đêm. Nhờ đó, giúp giấc ngủ cả nhà chất lượng hơn và tinh thần vui vẻ hơn.
Nguồn tham khảo: Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!