Bé 42 tháng tuổi – dễ gần và ham học hỏi, nói chuyện với mọi người về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên bé cũng có thể không nghe lời và lười ăn hơn. Cùng đón đọc cẩm nang phát triển dành cho bé 42 tháng tuổi để có thêm thông tin và lời khuyên từ chuyên gia dành riêng cho côt mốc này.
- Những kỹ năng hàng ngày mà bé 42 tháng tuổi đạt được
- Phát triển về thể chất ở bé 42 tháng tuổi
- Kỹ năng xã hội và điều khiển cảm xúc
- Ngôn ngữ và khả năng nhận biết của bé 42 tháng tuổi
- Khi nào bố mẹ nên quan tâm đặc biệt tới con?
Bé sẽ không ương bướng – ăn vạ như cơm bữa, như ‘khủng hoảng tuổi lên hai’, và cũng qua tuổi lên ba làm mẹ đau đầu nhất rồi. Ở 3 tuổi rưỡi bé thích chạy nhảy và khám phá thế giới xung quanh. Bé đã bắt đầu có thể kiềm chế cảm xúc, ít dần những lần ăn vạ và khóc gào không ngơi. Trí tưởng tượng cùng vốn từ vựng của bé cũng tăng rất nhanh trong khoảng thời gian này.
Những kỹ năng hàng ngày mà bé 42 tháng tuổi đạt được
Ở tuổi này bé đã có thể tự xúc cơm ăn, với bát và thìa ăn riêng. Bé đã có thể tự giác để giầy vào đúng chỗ, tự đi san-dal, buộc giầy. Bé tự đánh răng và biết cầm bàn chải đúng cách, biết chải ngang và chà răng bên trong.
Bé đã biết ăn những đồ ăn có dinh dưỡng (và ít đòi ăn vặt hơn). Bé đã có thể biết đâu là an toàn và nguy hiểm cần tránh đối với các đồ dùng trong nhà, như nồi niêu, bếp …
Bé 42 tháng tuổi đã tự biết nhặt và dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Bé có ý thức giữ đồ chơi hơn.
Khi ở ngoài, bé đẽ biết ý thức về tập thể và bạn bè. Bé nhớ đường và các vị trí khá tốt. Ví dụ như đi siêu thị với mẹ hoặc đường tới lớp.
Lời khuyên dành cho bố mẹ
- Hãy để trẻ tự mặc quần áo. Khi đi tắm hãy để bé tự lấy và thoa sữa tắm. Bé có thể tự làm và rất thích thú khi được tự lập làm mọi thứ.
- Mẹ có thể khuyến khích con cùng chuẩn bị bàn ăn. Bé có thể tự lấy thìa dĩa theo số người và chia thức ăn theo đĩa.
- Mẹ có thể để con tự làm nhiều việc, nhưng luôn nhớ để mắt tới con.
Phát triển về thể chất ở bé 42 tháng tuổi
Ở tuổi này bé thích chạy nhảy, nô đùa và có kỹ năng leo trèo nhất định. Con bạn có thể thích trèo cầu thang, nhảy lò cò và leo dây…Bé có thể ném bóng và đỡ bóng với khoảng cách gần và lực không quá mạnh.
Ngoài những phát triển thể chất trên, bé còn khá khéo tay và có thể xoay sở với những chi tiết nhỏ như: tháo cúc quần áo, tháo mắc, gỡ quần áo và sắp lại gọn gàng.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
- Hãy cùng nướng bánh và để con được học về các loại bánh và đồ nghề, công cụ bếp. Bé sẽ rất thích thú nếu được bố mẹ hướng dẫn và giải thích công dụng của từng đồ nghề!
– Dạy con và cùng chơi với con những môn thể thao đơn giản như đá banh với khung lưới nhỏ, cự li gần.
- Để bé tham gia nhiều hoạt động thủ công hơn như vẽ, cắt dán, tô màu…
Kỹ năng xã hội và điều khiển cảm xúc
Bé sẽ bắt đầu lớp mẫu giáo vào độ tuổi này. Bé sẽ có thêm nhiều kỹ năng giao tiếp xã hội và tham gia hoạt động với các bạn cùng lớp.
Ở tuổi này, bé đã bớt nhút nhát, rụt rè. Bé sẽ bắt đầu tạo lập tình bạn với rất nhiều bạn cùng lớp hoặc cùng sở thích…
Dù vậy bé vẫn khá tự lập và có thể ngồi chơi một mình với đồ chơi và sách truyện.
Trí tưởng tượng của bé đã…thực sự “nở rộ”. Bé có thể nghiền cuốn truyện có ảnh hay đồ chơi có tính trí tuệ khá lâu…
Mẹ nên khuyến khích con dành thời gian cho những hoạt động trí tuệ này. Nhưng cũng nên sẵn sàng với sự ương bướng – không muốn dứt để làm việc khác của con.
Mẹ có thể để bé tự chọn giầy dép đi kèm với quần áo bé mặc để con cảm thấy tự tin và hãnh diện với lựa chọn của mình.
Với các bé nữ, mẹ có thể để bé chơi búp bê với những nhân vật cùng tham gia và để bé tự tạo câu chuyện cũng như bối cảnh…
Ở tuổi này bé vẫn có những lần ăn vạ. Nhưng bé đã có những hành động biết kiềm chế và ngưng “mè nheo”. Có thể đây là thời điểm tốt để mẹ dạy con về kỹ năng kiềm chế nóng giận hay không đạt được những gì bé muốn tức thời.
Bé sẽ có thêm rất nhiều bạn mới cùng lớp hoặc cùng sở thích. Hãy tạo thêm cho bé những cơ hội để mở rộng vòng xã hội của con ( như cho con học bơi, học vẽ, đi công viên, xuống sân chơi mỗi ngày…)
Ngôn ngữ và khả năng nhận biết của bé 42 tháng tuổi
Vốn từ của bé đã khá phong phú theo nhiều chủ đề. Bé có thể nói được những câu dài có cú pháp rõ ràng.
Bé ở độ tuổi này đã nhận biết nhanh nhạy các con số, đơn giá, khi cùng mẹ đi siêu thị hay từ báo chí, tờ rơi. Hãy hỏi con thêm những câu hỏi đơn giản như giá tiền và thông số để giúp bé làm quen với những khái niệm toán học cơ bản.
Về kiến thức xã hội, bé đã có vốn kiến thức khá phong phú, mẹ có thể hỏi tên cây cối hay vòng sinh trưởng của côn trùng, cây cỏ.
Hãy hỏi con mỗi ngày về những gì diễn ra ở lớp hay những người con gặp và nói chuyện.
Khi nào bố mẹ nên quan tâm đặc biệt tới con?
- Cẩm nang phát triển đưa tới bố mẹ những gợi ý và khung kỹ năng chung bé có thể đạt được ở ngưỡng tuổi này.Tuy nhiên, đừng vội lo lắng nếu con chưa đạt được tất cả những kỹ năng này một cách toàn diện.
- Mẹ nên cân nhắc cho con đi khám hoặc xin tư vấn của bác sỹ chuyên khoa nhi khi:
- Trẻ thực sự bướng. Con nhất quyết không chịu dời bố mẹ hay bảo mẫu.
- Con bạn có vấn đề về ngôn ngữ, không tự tạo câu và nói rõ ràng
- Con không làm những việc hàng ngày đơn giản mà bé đã từng làm được.
Nguồn theAsianparent Singapore.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!