X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

Mất 6 phút để đọc
Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triểnTrẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

Tùy việc mà bạn có thể hướng dẫn những công việc phù hợp với trẻ, động viên và khen con mỗi khi con làm xong một việc đừng chê bai khi bé làm chưa tốt.

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi toàn diện về thể chất lẫn nhận thức, lúc này mẹ nên tìm hiểu những thông tin cần thiết để nắm vững các biến đổi tâm lý của trẻ để có sự giáo dục và định hướng phù hợp với trẻ.

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và cột mốc phát triển thể chất
  • Vấn đề cần lưu ý: Giữ trọng lượng phù hợp
  • Bé 6 tuổi 9 tháng có thể làm những việc gì
  • Phát triển nhận thức của bé 6 tuổi 9 tháng
  • Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 6 tuổi 9 tháng

Trẻ 6 tuổi 9 tháng và cột mốc phát triển thể chất

Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau. Bạn có thể mong đợi con của bạn tăng khoảng 2 – 3kg cân và 4 – 6cm chiều cao mỗi năm.

Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi toàn diện về thể chất lẫn nhận thức

Thể chất trung bình của trẻ 6 tuổi 9 tháng như sau:

Bé trai:

  • Chiều cao: 120,5 cm
  • Trọng lượng: 22,6 kg

Bé gái:

  • Chiều cao: 121,1 cm
  • Trọng lượng: 22,2kg

Lời khuyên:

Ở tuổi này, chiếc răng sữa đầu tiên có thể rụng đi. Trẻ sẽ có nhiều bức ảnh khoe chiếc răng sún, rất đáng yêu. Bạn nên nói cho con hiểu răng sữa rụng sớm chứng tỏ con đang phát triển nhanh hơn so với bạn mình, và sẽ có răng mới sớm hơn.

Vừa chia tay môi trường mầm non và bước vào con đường học tập, trẻ 6 tuổi hiếu động và tò mò đưa đến việc gia tăng nguy cơ tai nạn.

Bố mẹ nên duy trì việc giám sát và cảnh giác con về nguy cơ gây thương tích cho con, chẳng hạn khi con tham gia giao thông, đi dã ngoại, leo núi…

Khi nào nên khám bác sĩ:

  • Khi  trẻ có dấu hiệu thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng
  • Trẻ gặp vấn đề về hệ vận động: không cần viết được, đi đứng khó khăn

Vấn đề cần lưu ý: Giữ trọng lượng phù hợp

Một khi trẻ ở tuổi đi học, cơ hội tập thể dục và các hoạt động ngoài trời đã giảm đi rất nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, được định nghĩa là trọng lượng cơ thể cao hơn 20% so với mức tối ưu cho trẻ cùng tuổi và chiều cao.

Trẻ béo phì có nhiều khả năng thừa cân khi đến tuổi trưởng thành, do đó giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ cả đời người.

Ngoài ra, trẻ em thừa cân thường bị trêu chọc hoặc bắt nạt, tự ti, kỹ năng xã hội kém và khó hoà nhập với nhóm. Trẻ có thể bị kỳ thị, bị bắt nạt, hoặc phát triển khó khăn trong học tập, và cuối cùng là dễ bị tổn thương trước các vấn đề về hành vi, lo lắng hoặc trầm cảm.

Sự phát triển của trẻ 6 tuổi
Giữ trọng lượng phù hợp tránh để trẻ béo phì

Bé 6 tuổi 9 tháng có thể làm những việc gì

  • Thu dọn sách vở và sắp xếp bàn học
  • Biết quét nhà
  • Lau chùi bàn ghế
  • Gấp quần áo của trẻ và cất vào trong tủ
  • Sắp xếp, thu dọn đồ chơi
  • Rửa chén, cốc mỗi khi uống xong
  • Ăn xong thu dọn bát đĩa để vào chậu rửa
  • Sắp xếp truyện vào giá sách.
  • Biết đi đổ rác
  • Thu dọn chăn màn
  • Tưới chậu hoa, cây cảnh

Làm sao để bé phát huy hết khả năng của mình?

Tùy việc mà bạn có thể hướng dẫn những công việc phù hợp với trẻ, động viên và khen con mỗi khi con làm xong một việc đừng chê bai khi bé làm chưa tốt.

Ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ

Trong những lần khám định kỳ đó, bé sẽ được:

  • Kiểm tra về sức khỏe tổng quát, khảo sát bệnh sử
  • Đánh giá tăng trưởng (về cân nặng, chiều cao, vòng đầu), các mốc phát triển về thần kinh vận động và
  • Được chích ngừa theo lịch.

Phát triển nhận thức của bé 6 tuổi 9 tháng

Xuất phát từ khả năng ý thức cao hơn về bản thân. Một phần, bé cũng bắt đầu cảm thấy rằng mọi người cũng có cách cảm nhận khác với bé. Con của bạn đang dần có nhận thức về giới tính nữa, và bắt chước bố hoặc mẹ (người cùng giới tính với trẻ) trong vô thức, hoặc cố ý.

Bé cũng có thể học những điều này từ thế giới xung quanh: Ai cũng ăn mặc gọn gàng, đẹp đẽ khi họ đi ra phố và đóng cửa phòng khi họ thay quần áo. Tuy thế, sự ngượng ngùng này có thể đến và cũng có thể mất đi nhanh chóng. Trong một phút trước, bé muốn mặc đồ một mình và ngay sau đó lại chẳng mặc gì mà chạy đến vòi phun nước ở sân sau.

Một số khái niệm có liên quan mà bạn có thể chỉ cho bé, đó là quy tắc ứng xử ở nơi công cộng, thế nào là sự lịch thiệp, e lệ cần thiết…

su-phat-trien-cua-tre-6-tuoi
Sự phát triển của trẻ 6 tuổi, trẻ có thể học từ thế giới xung quanh

Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 6 tuổi 9 tháng

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết “Nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng chỉ cần tập trung bổ sung dưỡng chất cho trẻ đến 6 tuổi vì đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, bởi từ 6 tuổi trẻ sẽ bước vào giai đoạn học đường cần rất nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ trí não và thể chất. Nếu mẹ lơ là trong giai đoạn này trẻ sẽ dễ đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất…”

Bây giờ hãy thử chuẩn bị nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của con bạn. Tốt nhất là cho bé tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây hàng ngày:

  • Ngũ cốc (gạo, mì, v.v.) 180-260 gram mỗi ngày;
  • Rau 200-250 gram mỗi ngày
  • Thịt gia cầm 30-40 gram mỗi ngày
  • Trứng 60 gram mỗi ngày
  • Sữa 200-300 gram mỗi ngày, hoặc các sản phẩm được làm từ sữa,
  • 25 gram đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành mỗi ngày.
Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

hieu

  • Home
  • /
  • Giáo dục
  • /
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 10 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 10 tháng và những cột mốc phát triển

  • Trẻ 40 tháng tuổi phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ

    Trẻ 40 tháng tuổi phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ

app info
get app banner
  • Trẻ 6 tuổi 10 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 10 tháng và những cột mốc phát triển

  • Trẻ 40 tháng tuổi phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ

    Trẻ 40 tháng tuổi phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn