Một tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp trẻ sớm phục hồi từ khoảng lùi đủ an toàn và cho trẻ sức mạnh để tiếp tục hành trình dù khi ấy trẻ vẫn còn đâu đó chút tự ti với chính mình. Tinh thần khỏe mạnh là chìa khóa giúp trẻ đạt đến những tiềm năng tốt đẹp nhất trong chính bản thân.
Đôi khi, thói quen trong lời nói và hành động của bố mẹ cản trở trẻ phát triển tinh thần khỏe mạnh:
1. Cứ thất bại là thành nạn nhân?
Thua một trận đấu, điểm thấp, điều đó không có nghĩa là trẻ phải trở thành nạn nhân. Bị từ chối, thất bại, sự bất công, nỗi buồn, lo lắng là một phần của cuộc sống. Bố mẹ không nên “cổ vũ” cho suy nghĩ con thật tội nghiệp vì con là nạn nhân.
Hãy dạy con cách đối diện với những hoàn cảnh khó khăn bằng suy nghĩ: phải hành động tích cực. Đó là cách để con thực hành việc tự xoa dịu nỗi đau và ứng biến trước những hoàn cảnh gai góc trong cuộc đời sau này nếu con có gặp phải.
2. Biến con thành trung tâm vũ trụ
Nếu bạn dành cả cuộc đời để bận tâm từng chuyện nhỏ nhặt của những đứa trẻ thì khi lớn, chúng sẽ có nhu cầu mong muốn mọi người quan tâm đến chúng. Luôn nghĩ và đặt nhu cầu bản thân mình lên trên tất cả sẽ khiến những đứa trẻ ấy lớn lên mà không tiến xa trong cuộc đời được.
Hãy dạy con tập trung vào việc con có thể tạo được gì, làm được gì cho nơi mình đang sống hơn là nghĩ con phải lấy/có bằng được điều gì.
3. Để nỗi sợ ra lệnh cho sự lựa chọn
Luôn luôn phòng tránh cho con mọi rủi ro khiến con luôn an toàn khiến bố mẹ yên tâm hơn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần có sự bảo vệ tuyệt đối như vậy. Một mặt tích cực của rủi ro là cơ hội.
Hãy cho trẻ biết cách vượt qua nỗi sợ hãi tốt nhất là đối diện với nỗ sợ ấy. Trẻ sẽ học cách bước ra khỏi vùng an toàn để phát triển hơn, tự nắm bắt cơ hội.
Một tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp trẻ sớm phục hồi từ khoảng lùi đủ an toàn và cho trẻ sức mạnh để tiếp tục hành trình
4. Trao quyền quá nhiều cho con
Tôn trọng con, mong muốn con trưởng thành không có nghĩa đặt con lên trên tất cả, hỏi ý kiến con mọi chuyện như: cả nhà ăn gì, đi chơi ở đâu và hoàn toàn làm theo mong muốn của con. Đối xử ngang bằng với con, thậm chí xem con là “sếp” trong nhà thật ra là bạn đang gây hại cho sức khỏe tâm lý của con.
Bạn vẫn có thể tôn trọng con, cho con cơ hội trưởng thành bằng cách cho con đưa ra những quyết định phù hợp với con và con tự chịu trách nhiệm được với bản thân. Tôn trọng trẻ không có nghĩa người lớn không được nói những điều trẻ không muốn nghe, không được làm những điều trẻ không muốn làm. Vì không phải lúc nào trẻ cũng đúng. Việc bị trái ý (nếu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế) cũng là trải nghiệm để trẻ học cách ứng xử, tiếp nhận như thế nào trong những tình huống tương tự về sau.
5. Mong đợi sự hoàn hảo
Mong đợi con thể hiện tốt là điều tích cực nhưng mong muốn con phải hoàn hảo lại gây tác dụng ngược. Hãy giúp con hiểu đôi khi thất bại cũng được chấp nhận và không xuất sắc trong mọi việc cũng là chuyện bình thường.
Những đứa trẻ luôn nỗ lực hoàn thiện chính mình, tập trung vào bản thân mình sẽ không định giá trị bản thân bằng cách so sánh với những người khác. Đó là thể hiện của tinh thần khỏe mạnh.
6. Cho con né tránh trách nhiệm
Khi con ở trong một tập thể, bố mẹ nên khuyến khích con cùng làm việc theo sự phân công, cho con thấy trách nhiệm, vai trò mỗi cá nhân trong một tập thể quan trọng như thế nào. Với bản thân con, đó là quá trình con học trở thành một công dân có trách nhiệm. Trẻ sự dần phát triển ý thức trách nhiệm một cách tự nhiên và khi lớn lên sẽ không đau khổ mỗi khi làm điều gì đó cho tập thể. Thay vào đó, trẻ sẽ có được niềm vui.
7. Có trách nhiệm với cảm xúc của trẻ
Bất cứ khi nào con buồn, con tức giận, bố mẹ cũng dùng mọi cách giúp con bình ổn lại, đấy có nghĩa là bạn nhận trác nhiệm điều chỉnh cảm xúc của con.
Thay vì điều chỉnh cảm xúc dùm con, bạn hãy hướng dẫn con cách tự mình giúp mình. Trẻ cần đạt năng lực cảm xúc đủ để trẻ có thể quản lý cảm xúc của chính mình.
Tinh thần khỏe mạnh – Trẻ sẽ tự rút ra điều gì đó có ích cho mình từ những lỗi, sai lầm chứ không hẳn chỉ từ lời nhắc nhở của bố mẹ.
8. Ngăn con phạm lỗi
Luôn luôn kiểm tra bài về nhà để chắc chắn con không có sai sót nào, luôn nhắc con phải mang đủ vở, vật dụng cần thiết trước khi đến lớp, luôn sẵn sàng nhắc nhở con mọi việc, phụ huynh làm như vậy xuất phát từ việc muốn tốt cho con. Tuy nhiên, hãy cho trẻ hiểu được bài học tuyệt vời từ quan hệ nguyên nhân-hệ quả.
Trẻ sẽ tự rút ra điều gì đó có ích cho mình từ những lỗi, sai lầm chứ không hẳn chỉ từ lời nhắc nhở của bố mẹ.
9. Phân vân giữa kỷ luật và trừng phạt
Trừng phạt là hướng đến việc buộc đứa trẻ phải chịu đựng một hậu quả nào đó từ việc làm sai của mình. Trừng phạt sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ vướng vào rắc rối vì bị trừng phạt là gặp rắc rối đấy thôi.
Kỷ luật là hướng trẻ đến việc làm sao cho tốt hơn trong tương lai. Hình thức kỷ luật nhấn mạnh vào chuỗi hệ quả và trẻ sẽ học được kỷ luật tự giác, từ đó có những lựa chọn tốt hơn cho mình.
10. Quên mất giá trị của chính mình
Đôi khi bạn quên mất những giá trị của chính mình, có thể vì bạn quá bận rộn với mọi việc xung quanh. Hệ giá trị bản thân cho bạn điểm neo để duy trì sự vững vàng, một tâm lý mạnh mẽ.
Qua tương tác hàng ngày, trẻ hiểu được bài học từ giá trị sống bố mẹ lựa chọn. Điều đó củng cố cho trẻ niềm tin xây dựng hệ giá trị cho chính mình, hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa, khỏe mạnh về tâm lý.
Nguồn: Thrive Global
Các bài viết có liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!