X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Làm thế nào tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?

Mất 8 phút để đọc
Làm thế nào tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?

Tư duy cho trẻ mầm non là phần ít được quan tâm nhất, là phần cha mẹ Việt thường bỏ qua khi con ở lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì tư duy lại là phần quan trọng nhất, là nền tảng xuyên suốt cả quá trình nhận thức của con sau này.

Vậy nên tăng cường tư duy cho trẻ từ khi nào? Giáo dục sớm cho trẻ cần được bắt đầu từ việc rèn luyện tư duy đầu tiên và ngay từ khi trẻ được hai tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và nhận thức.

Khi đã có được nền tảng tư duy tốt thì trẻ tiếp thu những lĩnh vực khác sẽ rất nhanh và có sự lý luận riêng của bản thân mình.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ về cách rèn luyện, tăng cường tư duy cho trẻ 1 từ mốc 2 tuổi đến 4 tuổi thông qua việc học tập các kĩ năng về tư duy hình ảnh.

Tìm hiểu về tư duy hình ảnh để tăng cường tư duy cho trẻ

Như mình hay gọi là các kĩ năng nhận thức thị giác: Đây là loại tư duy đầu tiên mà các bạn nhỏ hai tuổi sẽ cần phải được rèn luyện.

Là tư duy tiền đề cho tư duy ngôn ngữ và ghi nhớ hình ảnh, giúp giải quyết được chứng khó đọc ở trẻ. Trẻ đọc nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn.

Trong tư duy hình ảnh có 7 loại kỹ năng như sau:

Visual Closure:

  • Là khả năng hình dung được toàn bộ hình ảnh dù chỉ được cung cấp một phần thông tin hoặc chỉ nhìn thấy một phần hình ảnh.
  • Kỹ năng này luyện được sẽ giúp trẻ đọc và hiểu nhanh, đôi mắt của trẻ không phải tự xử lý từng chữ một trong từ mà có thể lướt rất nhanh đọc được cả một đoạn chữ rất dài.
  • Đối với trẻ nhỏ, luyện tập kỹ năng này qua các trò chơi như tìm bóng – hình, cho một phần hình ảnh tìm ra được hình ảnh đầy đủ…sẽ giúp tăng cường tư duy cho trẻ một cách dần đều.

Đây là một ví dụ:

Làm thế nào tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?

 

 

Các bài tập liên quan đến Visual Closure

  • Luyện tư duy hình ảnh về động vật – Animal Visual Closure Worksheet
  • Tư duy hình ảnh Visual Closure 
  • Luyện tư duy hình ảnh Visual closure theo những hoạt động
  • Tìm hiểu chung và bài tập về tư duy hình ảnh visual closure

Visual Figure Ground:

  • Đây là khả năng nhận diện và định vị được một hình ảnh cần tìm kiếm trong một nền hoặc nhiều hình ảnh xung quanh.
  • Kỹ năng này nếu rèn luyện được sẽ giúp trẻ có thể tập trung nhìn các chi tiết.
  • Luyện tập qua các trò chơi nhận diện được màu sắc, hình khối, vật thể trong nền ảnh, chữ cái trong bảng chữ cái lớn…

Ví dụ Làm thế nào tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?

 

Nguồn:  Visual Learning For Life 

Các dạng bài tập của Visual Figure Ground

  • https://www.andnextcomesl.com/2016/06/free-weather-themed-i-spy-printable-for-kids.html
  • https://www.andnextcomesl.com/2016/06/free-cats-dogs-themed-i-spy-printable-for-kids.html
  • https://www.andnextcomesl.com/2016/02/free-dinosaur-i-spy-printable-for-kids.html
  • https://www.teachersnotebook.com/product/mstwining/i-spy-thanksgiving
  • https://www.itsybitsyfun.com/spring-word-search-puzzles.html
  • https://www.sightwordsgame.com/sightwordgames/sight-word-games-easy-word-search/
  • https://www.sightwordsgame.com/sightwordgames/sight-word-games-easy-word-search-2/

Visual Form Constancy:

Kỹ năng này giúp trẻ nhận ra được một vật trong bối cảnh khác nhau bất kể sự thay đổi về hình dạng, kích thước, định hướng.

Kỹ năng này được thể hiện qua các trò chơi tìm kiếm hình dạng của một vật/loại quả thể hiện qua các hình dạng khác nhau, có cùng kích thước hoặc không cùng kích thước.

Tăng cường tư duy cho trẻ

Tăng cường tư duy cho trẻ

Nguồn: upbility.net

Các bài tập lien quan đến Visual Form Constancy

  • https://www.myhomeschoolmath.com/school/Visual-Perception-2.html
  • https://comprar-en-internet.net/worksheets/form-constancy-worksheets.html
  • https://drive.google.com/drive/folders/0BwPFJYjjZBMdMXdRZFF5RENIY0E?tid=0BwPFJYjjZBMdWk42WlZ4bkg4TW8

Visual Memory

Khả năng ghi nhớ để nhớ lại ngay được đặc tính của một đối tượng, hoặc nhiều đối tượng.

Kỹ năng này được luyện qua nhiều trò chơi về ghi nhớ như space memory của shichida là đưa ra hình ảnh và yêu cầu trẻ nhớ lại hình ảnh đó sau 5-20 giây, tùy theo trí nhớ của trẻ, hay như trò matching game cũng là để luyện kĩ năng này.

Kỹ năng này mình đánh giá rất quan trọng trong việc tăng cường ghi nhớ cho trẻ, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng rất nên rèn luyện.

Các bài tập dạng này:

  • https://comprar-en-internet.net/worksheets/visual-memory-worksheets.html

Visual Sequential Memory:

Khả năng ghi nhớ các đối tượng theo thứ tự đúng.

Đây là phần nâng cao của visual memory, cái này đối với trẻ hai tuổi, khả năng nhận thức “thô” chưa hiểu sâu nên áp dụng không hiệu quả.

Kỹ năng này chỉ phù hợp cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Tại sao lại là 4 tuổi? vì khi 4 tuổi trẻ đã bước sang giai đoạn tư duy cao hơn, nhận thức và hiểu biết của trẻ đầy đủ về bản chất các sự kiện, vấn đề. Luyện tập thành thạo được kỹ năng này thì trẻ có thể đánh vần rất trôi chảy, học chữ nhanh.

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc học chữ, viết chữ vì tính logic của nó rất cao đòi hỏi các sự vật, hiện tượng đưa ra phải đúng theo trình tự.

Cho nên các ba mẹ nếu quá vội vàng cho con chơi những trò chơi liên quan đến Visual Sequential Memory thường gặp thất bại vì quá nôn nóng, cũng như thất bại cho con học chữ quá sớm. Các trò chơi để rèn luyện kĩ năng này thường là pattern, story sequence, what comes next…

Các bài tập dạng này:

  • https://www.mathsdiary.com/what-comes-next-in-the-given-pattern/
  • https://www.education.com/worksheet/article/what-comes-next-1-1/
  • https://www.allkidsnetwork.com/sequencing/story-sequence-worksheet.asp
  • https://www.allkidsnetwork.com/sequencing/before-after-worksheet.asp
  • https://www.supercoloring.com/puzzle-games/what-comes-next-worksheet-with-pastry
  • https://www.aulapt.org/2017/06/04/32-tareas-trabajar-la-memoria-visual-secuencial/

Khả năng xác định được các đặc điểm chính xác giữa các đối tượng gần như tương tự nhau.

Kỹ năng này rèn luyện trẻ có thể quan sát được sự khác biệt rất nhỏ giữa các đối tượng từ đó giúp cho việc quan sát học đọc hay làm toán không bị nhầm lẫn giữa những số hay chữ gần như tương tự nhau.

Những trò chơi liên quan đến phần này thường là matching nhận biết hình ảnh đồng dạng chỉ khác về chi tiết, different and same…

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?

Các bài tập dạng này:

  • https://www.totschooling.net/p/visual-discrimination.html
  • https://www.pre-kpages.com/gingerbread-visual-discrimination-printable/

Visual Spatial Relations

Khả năng nhận thức được vị trí các vật thể trong không gian.

Đối với trẻ nhỏ, yếu phần kĩ năng này thì thường gặp khó khăn trong việc nhận thức được vị trí trong không gian như trên, dưới, trái, phải, thường đánh giá sai khoảng cách, bị va đập vào đồ vật khi đi lại.

Luyện tập các trò chơi liên quan đến phần này thường là các trò chơi matrix,  TIC-TAC-TOE, Slap-Tap, trò chơi tìm kiếm các vị trí trên dưới, trái phải…

Các bài tập dạng này:

  • https://krokotak.com/2013/01/hand-and-eye-coordination/
  • https://comprar-en-internet.net/worksheets/visual-motor-integration-worksheets.html

Visual discrimination

Để dạy con được tư duy hình ảnh này cho việc tăng cường tư duy cho trẻ sớm, trước tiên cha mẹ cần phải dạy các khái niệm hay kỹ năng cơ bản để con có thể bắt đầu nhận thức:

– Dạy màu sắc:

  • Dạy màu sắc là việc dạy đầu tiên khi bắt đầu rèn con luyện tư duy hình ảnh. Đối với trẻ 2 tuổi, dạy màu tương đối trừu tượng nên cha mẹ cần lồng ghép dạy màu với các đồ chơi cho con dễ tưởng tượng hơn.
  • Cũng có thể cha mẹ hòa màu vẽ vào nước, cho vào từng lọ và giới thiệu với con. Để có thể luyện tư duy thì con cần biết ít nhất 6 màu trở lên.

– Dạy các hình dạng cơ bản:

  • Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật…càng nhiều hình càng tốt. Cái này có thẻ dạy qua thẻ, qua đồ vật, qua những biển báo ở đường, bất kể thứ gì có thể giới thiệu được cho con.
  • – Dạy con cách phân loại: Giới thiệu các nhóm đồ vật như xe, đồ ăn, đồ chơi, nhóm đồ vật cùng màu, cùng hình dạng… những nhóm đồ phân loại đơn giản trước.

– Dạy con về vị trí:

  • Xe ở trên đường, quần áo ở trong tủ, sách để trên kệ, trái phải, trên dưới… những khái niệm cơ bản nhất về vị trí, dạy được càng nhiều càng tốt.

– Dạy con về so sánh:

  • So sánh hình dạng, kích thước lớn- bé, to-nhỏ, dầy- mỏng, dài – ngắn, nặng- nhẹ. Bắt đầu từ quan sát các đồ vật xung quanh, sau đó cha mẹ có thể in thêm ảnh mô tả về sự so sánh này cho con hình dung được cụ thể.

Khi đã nắm vững được các kỹ năng cơ bản này, cha mẹ sẽ làm các trò chơi liên quan đến tư duy hình ảnh từ dễ đến khó theo như các kỹ năng mình đã chia sẻ ở trên để có thể tăng cường tư duy cho trẻ từ độ tuổi sớm!

Đón đọc – Phần trò chơi tư duy hình ảnh mình sẽ chia sẻ vào một bài khác cụ thể hơn.

Tác giả – Bin Mẹ – một bà mẹ đam mê nhiệt huyết với sự nghiệp Giáo Dục Sớm ở trẻ!

Đây là bài viết độc quyền của The Asian Parent Vietnam – Vui lòng ghi rõ nguồn và link share khi post hay copy lại!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
  • /
  • Làm thế nào tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it