Nuôi dạy con giỏi
Các bậc cha mẹ ai cũng mong con phát triển khỏe mạnh thông minh. Hãy đọc 17 cách nuôi dạy con vượt trội, giỏi hơn trẻ cùng trang lứa.
17 Cách nuôi dạy con giỏi hơn trẻ cùng trang lứa
1. Luôn khích lệ sự hiếu thắng của trẻ – Cho dù trẻ thắng hay thua
Khi trẻ lớn, giá trị của tinh thần quyết tâm không bỏ cuộc sẽ dạy cho trẻ nhiều hơn kết quả cuối cùng. Vì thế bất kì khi nào trẻ vạch ra mục tiêu làm gì và có sự quyết tâm, cho dù trẻ không đạt được vì một lý do nào đó, bố mẹ vẫn nên động viên và tán dương sự cố gắng của con. Đừng để con thấy xấu hổ hoặc chùn bước trước thất bại. Sự cố gắng chính là điều tạo nên sự khác biệt.
2. Khuyến khích trẻ thử và phát triển kỹ năng mới
Khuyến khích trẻ thử cái mới và đầu tư cho trẻ theo đuổi sở thích và đam mê. Bố mẹ đừng ngại “đầu tư” cho trẻ cả về thời gian lẫn tiền bạc. Bởi đây là bước đầu để trẻ tìm thấy niềm đam mê hay môn học chúng hứng thú.
3. Tập cho trẻ cách tự giải quyết vấn đề
Đối với phụ huynh luôn giúp con giải quyết mọi chuyện, hãy thử để cho trẻ xoay xở với những khó khăn nhiều hơn. Bởi đây là cách giúp trẻ tự phân tích, suy nghĩ độc lập và dần tạo sự tự tin vào chính mình.
4. Để trẻ tự do thể hiện cách nhìn và suy nghĩ với các bạn cùng trang lứa
Nếu trẻ có tự tin thể hiện chính mình trước bạn bè cùng trang lứa “như người lớn”. Đừng cho rằng đây là biểu hiện không phù hợp với tuổi. Vì sự xua đi hoặc ngăn cấm sẽ làm trẻ mất đi tinh thần thể hiện cái tôi một cách tự nhiên.
5. Kích thích sự tò mò, muốn nghe muốn thấy của trẻ
Cha mẹ luôn nên đặt câu hỏi để kích thích sự hiếu động và muốn tìm hiểu, muốn biết muốn thử của trẻ. Đây là cách để trẻ có sự tò mò thích thú với thế giới xung quanh, học hỏi một cách tự nhiên, không qua thúc giục, gượng ép.
6. Tìm những điều mới hoặc thách thức để thử thách trẻ
Để trẻ trở thành thần đồng, hãy tìm những thứ mới hoặc mang tính thách thức để trẻ thử sức và cố gắng đạt tới. Đây là bí quyết của rất nhiều bố mẹ có con là thần đồng.
7. Dạy con cách tìm cơ hội từ khe hở hoặc trường hợp ngoại lệ
Đây là một kỹ năng cần thiết để trẻ tư duy và tập thói quen nhạy bén với vấn đề và tìm hướng giải quyết từ những lỗ hổng hoặc những thứ người thường không nghĩ tới.
8. Không bàn lùi hoặc phê bình việc thể hiện suy nghĩ của trẻ
Nếu trẻ có một ý tưởng mới hay một kế hoạch thực hiện, đừng phủ quyết hay bàn lùi dựa vào cảm giác hay trực quan. Luôn để trẻ có không gian và thời gian thực hiện những gì chúng thực tâm muốn làm.
9. Để trẻ học được từ những sai lầm của mình
Thất bại là mẹ thành công. Hãy để trẻ thấu hiểu vì sao chúng thất bại, và những bài học từ đó sẽ rất đáng giá cho những bước đi sau này của trẻ.
10. Tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm nhiều điều mới lạ
Đừng che chở hay quá bao bọc trẻ. Trải nghiệm với những điều mới sẽ giúp trẻ tôi thêm bản lĩnh và thỏa sức sáng tạo, từ đó tạo nên sự độc lập và tự tin vào bản thân.
11. Là tấm gương tốt để trẻ học theo
Hãy là tấm gương cho trẻ học theo từ những điều nhỏ nhặt hay giản dị nhất. Không nhất thiết phải luôn hoàn hảo và hào nhoáng. Trẻ luôn nhớ những gì cha mẹ hứa hay làm cho người thân.
12. Động viên kịp thời khi trẻ gặp khó khăn hay mệt mỏi
Sự động viên luôn cần thiết không kể khi trẻ đang gặp khó khăn hay nản lòng. Hãy theo sát và động viên kịp thời để trẻ có động lực cố gắng.
13. Đừng nói “ Bố mẹ lo cho con lắm!”
Việc để trẻ biết chúng ta lo lắng như thế nào cho chúng không hẳn tốt. Chúng sẽ có cảm giác luôn có người chở che, có bệ đỡ hay có người chịu trách nhiệm giúp chúng. Đôi khi hãy “cứng rắn” một chút để trẻ được cọ xát với những nguy hiểm thách thức và tìm cách vượt qua.
14. Dang tay giúp con đúng thời điểm
Giúp con khi nào và như thế nào cũng rất quan trọng. Bạn cần thật sự hiểu con đã cố gắng hết mức chưa? Còn cách nào trẻ có thể xoay xở không. Giúp con quá nhanh sẽ tạo sự không động não hoặc ỉ lại.
15. Tán dương khi con dám thử cái mới
Một câu nói “ con cừ lắm” hay “được đấy” khi trẻ dám thử điều chúng chưa bao giờ làm hoặc trải nghiệm sẽ truyền thêm động lực đáng kể. Đồng thời trẻ sẽ luôn có cảm giác tự hào vì dám chọn hoặc thử cái mới.
16. Cùng ăn mừng khi con thành công
Đừng quên điều này vì đây là cách trân trọng cố gắng của trẻ và đánh giá những nỗ lực trẻ đạt được.
17. Là cha/mẹ thấu hiểu con
Cha mẹ nào không nên áp đặt suy nghĩ lên con. Điều này tưởng rằng xuất phát từ việc chúng ta quá hiểu con nhưng không phải. Cha mẹ thấu hiểu con là những người luôn hiểu con mình đang đi đâu, bước tới bước nào, luôn lắng nghe và âm thầm dõi theo. Đây là bí quyết truyền năng lượng cho con và là người bạn, người đồng hành mà chúng luôn tin tưởng.
Bài viết được dịch từ nguồn: theasianparent.com
Các bài viết có liên quan:
11 dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh
4 điều bạn không bao giờ nên làm với đứa trẻ ở tuổi đi học
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!