Mới đây cư dân mạng đã thót tim vì trường hợp bé bị gối làm ngạt khi đang ngủ trong cũi. Vì còn quá nhỏ chưa biết lấy tay gạt chiếc gối ra khỏi mặt mình nên em bé chỉ biết giãy giụa, khua tay khua chân cố tìm cách thoát khỏi chiếc gối.
Cho con ngủ riêng nhưng cha mẹ lại không trang bị đủ kiến thức
Hiện nay, việc tập cho trẻ có thói quen ngủ riêng đang được rất nhiều ông bố bà mẹ áp dụng khi trẻ còn sơ sinh. Vì sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn, đây là điều có lợi cho sự phát triển của bé và cũng là nhân tố giúp bé hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không dựa dẫm vào bố mẹ.
Tuy nhiên, khi quyết định cho con ngủ riêng, các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức để có thể áp dụng đúng phương pháp cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ, không phải cho con ngủ riêng chỉ đơn giản là cho con vào một chiếc cũi rồi để bé ngủ một ở căn phòng khác, xa bố mẹ để rồi dẫn đến tình huống nguy hiểm.
Em bé bị gối làm ngạt khi đang ngủ khiến em bé gặp khó khăn trong việc hít thở
Chiếc gối đè lên mặt bé khiến em bé gặp khó khăn trong việc hít thở
Đoạn clip được trích xuất từ camera ghi lại cảnh một em bé sơ sinh đang nằm trong nôi mà không có sự giám sát của bố mẹ. Bên cạnh em bé có một chiếc gối nhỏ, mềm, khi đang quờ quạng xung quanh, vô tình một chiếc gối đè lên mặt bé khiến em bé gặp khó khăn trong việc hít thở. Vì còn quá nhỏ chưa biết lấy tay gạt chiếc gối ra khỏi mặt mình nên em bé chỉ biết giãy giụa, khua tay khua chân cố tìm cách thoát khỏi chiếc gối. Thậm chí, em bé còn khóc rất lớn nhưng cha mẹ vẫn không hay biết để đến hỗ trợ cho con. Sau 30 giây vật lộn với chiếc gối trên mặt, em bé phản ứng chậm dần rồi nằm im hẳn, không cử động.
Xem đến đây ai nấy đều cảm thấy thót tim vì tình huống bé bị gối làm ngạt khi đang ngủ. May mắn là sau đó bố mẹ của bé đã kịp thời phát hiện và chạy vào cứu, em bé đã được an toàn.
Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, đoạn clip đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đây là một bài học rất lớn cho những ông bố bà mẹ đang rèn con theo phương pháp ngủ riêng nhưng lại chưa trang bị đầy đủ kiến thức. Không phải cứ cho con sang cũi nằm riêng rồi trở về phòng bật camera lên là đã có thể yên tâm. Vì bố mẹ cũng phải ngủ, làm việc nhà, không thể canh chừng con 24/24 được. Nhiều ông bố bà mẹ còn mua thêm gấu bông hay gối hình thú đặt vào nôi để trang trí mà không biết đó là mối hiểm họa khôn lường đối với trẻ.
Các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi cho trẻ ngủ riêng
Nếu phụ huynh muốn tập trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh ngủ riêng, thì việc biết được những nguyên tắc trang bị nôi/cũi cho trẻ cũng như tư thế ngủ an toàn để tránh nguy cơ của hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) là vô cùng quan trọng.
– Không ngủ cùng giường với trẻ: Trẻ sơ sinh không nên ngủ cùng giường với cha mẹ, người lớn hoặc anh chị em ruột hay các trẻ khác. Nếu bản thân bạn hoặc vợ/chồng là người uống rượu, hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc ngủ thì bạn lại càng không nên để trẻ ngủ chung giường vì những chất đó làm tăng đáng kể nguy ơ mắc phải hội chứng SIDS và tăng nguy cơ bị ngạt thở của trẻ, nếu ngủ chung giường.
– Không để nhiều các đồ vật trong nôi/cũi: Không cần thiết phải sử dụng gối có hình nêm, chăn mền để đệm phía dưới chân của trẻ. Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước nôi và chèn ga đệm thật chặt. Khung nôi/cũi nên đủ cao để trẻ không thể bò hoặc trườn ra được.
Không cần thiết phải sử dụng gối có hình nêm, chăn mền để đệm phía dưới chân của trẻ
– Tránh không che, trùm đầu của trẻ: Chăn chỉ nên được đắp ngang ngực của trẻ và nên để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở. Nên dùng chăn làm từ cotton nhẹ hoặc vải màn để tránh tình trạng trẻ lăn, quấn chăn trong khi ngủ.
Tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở
– Sử dụng công nghệ: Hiện nay, có rất nhiều thiết bị công nghệ hoặc các ứng dụng hiện đại có thể được sử dụng để giúp bạn theo dõi trẻ qua màn hình camera, để biết được nhiệt độ cơ thể hoặc các dấu hiệu sinh tồn (nhịp tim, hơi thở) của trẻ khi ngủ. Tuy nhiên bạn vẫn không nên quá ỷ lại vào thiết bị công nghệ, chỉ nên sử dụng khi không thể trực tiếp bên cạnh quan sát và phải theo dõi camera thường xuyên để xử lý kịp thời các vấn đề trẻ có thể mắc phải.
Theo afamily
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!