Lưỡi bé bị đốm trắng hay trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi là tình trạng bình thường ở bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và sự phát triển của con sau này.
Khi có em bé, cả thế giới của bạn sẽ thay đổi. Trong hành trình làm mẹ, bạn sẽ phải học thêm nhiều kiến thức mới, bao gồm việc xác định tình trạng sức khỏe của con. Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ gặp phải chính là sự xuất hiện mảng trắng trên lưỡi của bé. Đây là tình trạng bình thường hay dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng? Nếu con bị tưa lưỡi thì cha mẹ nên làm như thế nào để giải quyết vấn đề này? Cùng theAsianparent Việt Nam giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!
- Phân biệt lưỡi bé bị dính sữa và lưỡi bé bị đốm trắng
- Nguyên nhân khiến lưỡi bé bị đốm trắng
- Điều trị nấm miệng ở bé sơ sinh
- Cách phòng ngừa nấm miệng cho trẻ sơ sinh
Phân biệt lưỡi bé bị dính sữa và lưỡi bé bị đốm trắng
Lưỡi bé bị dính sữa
Hầu hết lưỡi của em bé sơ sinh được phủ một mảng màu trắng và được gọi là lưỡi dính sữa. Hiện tượng này xảy ra khi con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu bé ăn sữa công thức, mảng trắng trên lưỡi sẽ dày hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là đủ và tốt cho bé?
Lưỡi bé có mảng trắng, có nguy hiểm không? Xác định nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây
Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ tự động biến mất khi con bú và cọ lưỡi của mình lên vòm miệng. Một số bé không chạm được lưỡi lên vòm miệng thì mảng trắng sẽ bám dai dẳng trên lưỡi của con. Có hai nguyên nhân chính yếu để lý giải hiện tượng này:
- Thắt lưỡi: Điều này xảy ra khi mảnh mô nối giữa lưỡi với đáy miệng quá ngắn. Nó hạn chế sự chuyển động của lưỡi và cản trở lưỡi chạm vào vòm miệng. Vì vậy, hiện tượng lưỡi dính sữa mới xuất hiện. Để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu cho lưỡi của bé sơ sinh.
- Vòm miệng cao và cứng: Một khi vòm miệng cao và cứng sẽ khiến lưỡi khó chạm vào. Điều này dẫn đến cặn sữa xuất hiện và bám dai dẳng trên lưỡi của bé. Nếu nghi ngờ con bị hiện tượng trên, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ hoàn toàn nên lưỡi bị mảng màu trắng của sữa
Lưỡi bé bị đốm trắng (nấm miệng)
Nếu phát hiện con bị nấm miệng thì bạn khoan hoảng sợ nhé! Đây là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở em bé sơ sinh, thậm chí là ở những bé lớn hơn.
Nấm Candida albicans chính là tác nhân gây ra bệnh nấm miệng. Theo các chuyên gia y tế tại Dịch vụ Y tế Quốc gia, Vương quốc Anh (NHS) loại nấm này xuất hiện trong miệng của những người khỏe mạnh và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để nó phát triển quá mức thì tình trạng nhiễm trùng sẽ xảy ra ở trong miệng.
Nguyên nhân khiến lưỡi bé bị đốm trắng
Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ cho bé. Lúc này, thuốc sẽ làm giảm lượng vi khuẩn tốt trong miệng và tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
Theo Tiến sĩ Pratibha Agarwal, một bác sĩ nhi khoa tư vấn cho Kinder Clinic giải thích: “Nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi mẹ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.”
Ngoài ra, nhiễm trùng nấm có thể lây từ mẹ sang con nếu đầu ngực của mẹ bị nấm. Khi cho con bú, mẹ vô tình truyền nấm cho con, dẫn đến trẻ bị tưa lưỡi.
Bạn có thể chưa biết:
Không cần lo lắng khi lưỡi trẻ sơ sinh trắng với mẹo này
Thuốc trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh hiệu quả
Dùng thuốc kháng sinh cho bé làm giảm vi khuẩn tốt và tạo điều kiện để nấm phát triển
Điều trị nấm miệng ở bé sơ sinh
Các mẹ hãy yên tâm vì mọi trường hợp nấm miệng đều không quá nguy hiểm. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng sản phẩm chống nấm ở dạng gel và bôi vào miệng cho con. Ngoài ra, thuốc chống nấm cũng có thể được kê đơn để bé uống. Tuy nhiên, trước khi dùng những sản phẩm trên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho con.
Vệ sinh miệng cho trẻ để tránh bị nấm miệng, tưa lưỡi
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được hướng dẫn sau đây rất đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện mỗi ngày kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm để vệ sinh miệng thật sạch cho bé. Các bước thực hiện như sau:
- Trước tiên mẹ hãy vệ sinh tay thật sạch và đặt trẻ nằm trên giường, hoặc bế trẻ trên đùi.
- Dùng gạc y tế rơ lưỡi quấn quanh ngón trỏ của mẹ, hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
- Sau đó hãy nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch thuốc kháng nấm, chạm vào môi dưới để trẻ mở miệng rồi nhẹ nhàng di chuyển tay đến các vị trí của lưỡi để lau sạch bề mặt lưỡi.
- Thay miếng gạc đã sử dụng và dùng miếng gạc mới quấn vào tay, tiếp tục lau mặt trong 2 bên má, vòm miệng và vùng nướu của bé.
- Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.
Lưu ý là mẹ có thể thực hiện lặp lại các bước trên 2 lần nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị tưa lưỡi. Đối với thuốc kháng nấm hãy mua và sử dụng dưới sự tự vấn của bác sĩ mẹ nhé!
Cách phòng ngừa nấm miệng cho trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ thắc mắc lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không? Các bác sĩ cho biết tình trạng này gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh và không quá nguy hiểm. Ba mẹ chỉ đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị đúng cách và bệnh thường khỏi sau 1-2 tuần điều trị.
Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm tuy nhiên mẹ cần biết cách để phòng ngừa nấm miệng cho trẻ sơ sinh như sau:
- Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, mẹ nên điều trị để tránh lây nhiễm cho con trong quá trình sinh thường.
- Khi bị nhiễm nấm xung quanh đầu ngực, mẹ cần ngừng cho con bú và điều trị ngay lập tức. Việc này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn nấm lây lan sang con.
- Nếu bé dùng kháng sinh trong thời gian dài, bạn cần sử dụng thêm men vi sinh để khôi phục sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và miệng. Nhờ vậy, các bệnh về nấm miệng được hạn chế.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho con để ngăn ngừa vi khuẩn nấm lây sang đường tiêu hóa.
Khi đầu ngực bị nấm, mẹ cần ngừng cho bé bú ngay
Nấm miệng là một bệnh phổ biến thường xảy ra ở bé sơ sinh. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sự phát triển lâu dài của con. Do đó, mẹ cần quan sát và chú ý nếu bé có biểu hiện tưa lưỡi để chăm sóc và điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!