Trẻ bị trắng lưỡi có thể đó là cặn sữa bám vào lưỡi trẻ sau khi được bú. Nếu mẹ không vệ sinh miệng cho bé đúng cách thì lớp sữa đó không chỉ bám trên bề mặt lưỡi mà còn đọng lại ở cả vòm miệng và hai bên hốc má của bé.
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị trắng lưỡi
- Bé bị trắng lưỡi nấm miệng là do đâu
- Hãy vệ sinh đúng cách và an toàn cho lưỡi bé
- Chú ý khi vệ sinh khoang miệng cho bé
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị trắng lưỡi
Sở dĩ có hiện tượng này vì phần lớn các bé sơ sinh sau khi ăn sữa xong thường không được vệ sinh lưỡi một cách hợp lý và đúng cách. Đối với các bé bú sữa mẹ, hầu như trẻ sẽ không gặp phải hiện tượng trắng lưỡi do độ đậm đặc trong sữa mẹ ít hơn so với sữa công thức. Chính vì vậy lớp sữa để lại trên lưỡi bé cũng ít hơn.
Một trong những nguyên nhân nữa của việc lưỡi bé bị đốm trắng là cách mẹ cho con ăn sữa chưa hợp lý. Những bé ăn sữa bình và ngủ ngay trong lúc vẫn đang ngậm bình thì sẽ dễ có nguy cơ bị trắng lưỡi hơn. Thậm chí nếu mẹ không vệ sinh miệng cho bé đúng cách thì lớp sữa đó không chỉ bám trên bề mặt lưỡi mà còn đọng lại ở cả vòm miệng và hai bên hốc má của bé. Nếu bé có hiện tượng quấy khóc, bú ít đi, giảm cân thì rất có thể bé đã bị trắng lưỡi ở mức nghiêm trọng (nấm miệng) khiến bé cảm thấy đau nhức vùng miệng do nấm đã lan ra diện rộng.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị trắng lưỡi (Nguồn ảnh: istockphoto)
Theo BS.Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang: “Đầu tiên, bố mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa tưa lưỡi với cặn sữa ở trẻ sơ sinh. Cặn sữa là tình trạng lưỡi của trẻ sau khi bú xuất hiện chấm nhỏ màu trắng dễ bong. Đây là triệu chứng bố mẹ không phải quá lo lắng vì nó không gây đau đớn, không chảy máu và không ảnh hưởng nhiều đến vị giác của trẻ vì thế trẻ vẫn có thể sinh hoạt và phát triển bình thường”.
Bạn có thể chưa biết:
Lưỡi bé sơ sinh đóng cặn trắng có phải con bị nấm miệng?
Bé bị trắng lưỡi nấm miệng là do đâu
Thông thường nấm miệng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh ngay khi mới chào đời cho đến 2 tháng tuổi. Nếu nấm này xuất hiện tự nhiên thì có thể coi là hiện tượng bình thường và phần lớn sẽ tự khỏi.
Nguyên nhân thứ 2 của nấm miệng ở trẻ sơ sinh có thể do bé không được vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi bú sữa. Điều này khiến cho vi khuẩn đóng lại thành một lớp dày trên lưỡi bé, dẫn đến bé bị đau rát. Bé sẽ bỏ ăn và quấy khóc.
Thêm một nguyên nhân nữa là việc bé cầm nắm đồ vật khiến cho các vi khuẩn vô hình xâm nhập vào miệng bé, làm cho bé bị nhiễm khuẩn, từ đó cũng dễ bị nấm miệng.
Bé bị trắng lưỡi nấm miệng là do đâu (Nguồn ảnh: istockphoto)
Hãy vệ sinh đúng cách và an toàn cho lưỡi bé
- Vệ sinh miệng hàng ngày cho con bằng cách dùng khăn mềm, mỏng nhúng nước ấm và vệ sinh cho bé sáng, trưa và trước khi đi ngủ.
- Nếu bé ăn sữa công thức và đã tròn 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống nước ấm tráng miệng ngay sau khi ăn sữa xong. Sau đó dùng khăn mỏng thấm nước lau sạch vùng miệng cho con.
- Đối với mẹ cho con bú, mẹ cần vệ sinh đầu vú và bầu vú của mình trước và sau khi con bú.
- Nếu con bú bình, cần vệ sinh bình hoàn toàn sạch sẽ, khô ráo trước khi pha sữa cho con ít nhất từ 20 phút trở lên. Tập cho bé ăn đúng giờ và tránh lẫn lộn giữa ăn và ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của con vì các bé nhỏ rất thích khám phá mọi thứ bằng cách nhét vào miệng.
- Nếu thấy con bắt đầu có hiện tượng trắng lưỡi thì cần phải vệ sinh khoang miệng cho con ngay, đừng lơ là để bé bị nặng hơn.
- Nếu vệ sinh khoang miệng thường xuyên mà tình trạng lưỡi bé bị đóng trắng vẫn không giảm hoặc ngày càng nhiều lên thì cần đưa bé đi khám để được tư vấn và kê thuốc hợp lý.
Bạn có thể chưa biết
Lo lắng khi con bị nấm lưỡi, mẹ cần phải làm gì để phòng tránh?
Chú ý khi vệ sinh khoang miệng cho bé
Chú ý khi vệ sinh khoang miệng cho bé (Nguồn ảnh: istockphoto)
- Không nên vệ sinh lưỡi cho bé khi con đang no hoặc vừa bú xong, bé sẽ dễ bị nôn. Nên cho bú khi trẻ đang đói và vào buổi sáng là tốt nhất
- Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ và cắt ngắn móng tay để tránh làm tay trẻ bị trầy xước
- Không dùng mật ong rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi
- Không cạy các đốm trắng trên lưỡi bé, tránh gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ
- Chỉ nên dùng khăn mềm, mỏng nhúng nước hoặc nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng cho bé.
Nguồn tham khảo: Nhận diện tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!