Thông thường lưỡi bé sẽ bị bao phủ bởi một lớp màng trắng, tạo thành mảng dày. Điều này gây khó chịu cho bé, và có thể mắc phải bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi, đen miệng. Vậy mẹ cần phải làm gì khi lưỡi bé bị trắng?
Nguyên nhân khiến lưỡi bé bị trắng
Lưỡi bé bị trắng- Trẻ nhỏ cần được rơ lưỡi thường xuyên để tránh đẹn, nấm miệng
Mẹ không vệ sinh lưỡi cho bé thường xuyên
Trong quá trình cho con bú mẹ không thường xuyên vệ sinh miệng cho bé. Khiến sữa còn đọng lại trên thành lưỡi. Lâu ngày lưỡi bé sẽ càng trở nên trắng hơn, các mảng bám càng nhiều hơn.
Bé bị nấm miệng
Thông thường nấm miệng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh ngay khi mới chào đời cho đến 2 tháng tuổi. Nếu nấm này xuất hiện tự nhiên thì có thể coi là hiện tượng bình thường và phần lớn sẽ tự khỏi.
Nếu lưỡi và hai bên má của bé bị đỏ khi bạn loại bỏ những mảng trắng. Bạn nên nghĩ đến việc lưỡi bé bị nấm và cần phải đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm. Không nên cố gắng nỗ lực để loại bỏ chúng vì sẽ có thể làm tổn thương lưỡi của bé.
Rơ lưỡi cho bé
Bé bị lây từ mẹ trong ca sinh
Khi mang thai vùng âm đạo của mẹ bị nhiễm nấm Candida nếu không điều trị dứt điểm sẽ lây qua cho bé trong quá trình sinh thường.
Bé lây nấm từ vú mẹ
Nếu đầu vú mẹ bị nhiễm nấm trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm. Vì vậy, trước khi cho con bú, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ núm vú, không để vú bị nứt cổ gà.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo “chuẩn” khoa học
Rơ lưỡi cho trẻ
- Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé khoảng 2-3 ngày một lần vì khi bú mẹ, lưỡi của bé đã được cọ xát với đầu ti, nên ít bị đóng cặn sữa hơn.
- Đối với trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình. Trong trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày và sau khi bú xong mẹ nên cho tráng miệng cho trẻ bằng 1-2 thìa nước ấm.
- Với trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn. Trẻ bú bình thường dễ bị “dơ” lưỡi nhiều hơn trẻ bú mẹ. Do đó, mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày. Thực hiện việc tráng miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bú.
Hướng dẫn cách làm
Chuẩn bị một miếng gạc rơ lưỡi sạch, nước muối sinh lý.
- Rửa sạch tay của mẹ, lấy miếng gạc quấn vào ngón trỏ, thấm nước muối vừa đủ ướt.
- Bế bé lên bằng một tay và giữ ở tư thế thoải mái nhất, đưa tay có quấn gạc vào miệng bé. Bắt đầu rơ từ 2 bên má, sau đó đến các nơi khác trong vòm miệng cuối cùng là lưỡi.
- Nhẹ nhàng lau sạch lưỡi cho bé, nếu bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc. Mẹ hãy trò chuyện, dỗ dành bé trong khi thực hiện động tác sẽ khiến bé thoải mái hơn.
- Việc rơ lưỡi có thể kích thích bé bị nôn ói, do đó mẹ nên rơ lưỡi khi bé đói. Tốt nhất là buổi sang sau khi bé ngủ dậy.
Lưu ý cho mẹ khi lưỡi bé bị trắng
Nhiều chị em vẫn hay truyền tai nhau dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé vì mật ong được biết đến như chất có thể chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm bé rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Bé sơ sinh, đặc biệt là nhũ nhi (0-6 tháng tuổi), cực kỳ nhạy cảm với độc tố này. Không chỉ vậy, hiện nay trên thị trường, mật ong “giả” được bày bán tràng lan, chứa các chất độc hại, không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến và mẹ rất có thể sẽ mua phải loại mật ong này.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!