Kháng thể sữa mẹ được ví như hệ thống phòng thủ chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập, giúp trẻ tăng sức đề kháng, khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh.
Lactoferrin chỉ có trong sữa động vật có vú, đặc biệt là sữa mẹ. Sữa non chứa hàm lượng Lactoferrin cao nhất và giảm dần đến khi con được 9 tháng tuổi thì sữa mẹ mất hoàn toàn Lactoferrin. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ lúc này nên bổ sung Lactoferrin từ bên ngoài để sức đề kháng của trẻ không bị suy giảm.
Lactoferrin là một loại glycoprotein, thuộc nhóm Transferrin (các protein có khả năng liên kết và vận chuyển ion sắt), ngoài ra lactoferrin là protein liên kết và vận chuyển sắt chính trong sữa mẹ.
Lactoferrin quan trọng tới hệ miễn dịch, sức đề kháng trẻ như thế nào?
– Kháng vi khuẩn, vi sinh vật: Lactoferrin liên kết với sắt tự do trong máu và vận chuyển chúng đi nuôi cơ thể trẻ. Vì vậy các vi khuẩn có hại sẽ không thể tăng sinh (sống phụ thuộc vào sắt, thiếu sắt để tồn tại) và bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, Lactoferrin tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn: trung hòa điện tích âm trên bề mặt vi khuẩn Gram âm tạo điều kiện lysozym diệt vi khuẩn, liên kết với lipid A gây giải phóng các chất phá hủy vi khuẩn.
Kháng thể sữa mẹ Lactoferrin
– Kháng virus: Lactoferrin liên kết với glusaminoglycans trên màng tế bào ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào trẻ. Ngoài ra Lactoferrin ức chế sự nhân lên của virus bằng cách tăng cường giải phóng cytokin kháng virus interferon (INF) – α/β.
Lactoferrin tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ trẻ từ bên trong
Điện tích dương của Lactoferrin liên kết với các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, từ đó kích hoạt các tế bào miễn dịch và tăng cường các phản ứng miễn dịch.
Khoa học đã nghiên cứu lâm sàng và chứng minh Lactoferrin – “kháng thể số 1” giúp kháng vi khuẩn, virus và tăng cường miễn dịch cho trẻ
Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của Lactoferrin liên kết sắt trong tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ cai sữa
Được thực hiện tại Phòng Nội khoa, Trung tâm Y tế Đại học Rush, Chicago vào năm 2015, trên nhóm những trẻ em 4-6 tháng tuổi trước đây có bú sữa mẹ nhưng mới cai sữa. Mẫu được chọn ngẫu nhiên và chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Nhóm sử dụng sữa bột có chứa lactoferrin (FG); Nhóm 2: Nhóm sử dụng sữa bột không chứa lactoferrin (CG). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ bị bệnh đường hô hấp với các triệu chứng chảy nước mũi, ho, thở khò khè và bệnh tiêu chảy ở nhóm sử dụng sữa bột có chứa lactoferrin (FG) thấp hơn rất nhiều so với nhóm CG.
Nghiên cứu 2: Hoạt tính kháng khuẩn của Lactoferrin liên kết peptids và ứng dụng trong Y học
Nghiên cứu được thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Dược, Đại học Torino, Italia vào năm 2016. Kết quả cho thấy Lactoferrin đóng một vai trò trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh và được coi như một phân tử bảo vệ vật chủ quan trọng. Lactoferricin (lactoferrin liên kết protein) có tác dụng kháng khuẩn mạnh, hoạt tính kháng nấm và ký sinh trùng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Kết luận: Kháng thể sữa mẹ – Lactoferrin có các tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Để tăng sức đề kháng, trẻ có hệ hô hấp và tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc và tái phát các bệnh; cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sản phẩm có chứa Lactoferrin.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!