Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được chữa trị, chúng có thể gây nên mất thính lực vĩnh viễn. Nhiễm trùng tai thường có nguyên nhân ban đầu là nhiễm trùng mũi và họng. Nhiễm trùng đi từ họng dọc theo ống dẫn lên tai giữa.
Nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. 80% trẻ được chẩn đoán là nhiễn trùng tai vào năm 3 tuổi. Gần một nửa số trẻ em này bị nhiễm 3 lần hoặc nhiều hơn khi đến năm 3 tuổi. Trẻ từ 6 đến 24 tháng là đối tượng chính của bệnh này.
Xem thêm : Vệ sinh tai cho bé – những điều mẹ cần tránh
Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng tai?
Trẻ sơ sinh rất dễ bị bệnh nhíễm trùng này vì ống dẫn giữa họng tới tai ngắn hơn của người lớn. Khi tai bị nhiễm trùng, chất dịch và chất nhiễm trùng không thể thoát ra khỏi tai giữa. Và nếu trẻ bị lạnh, ống dẫn từ họng lên tai giữa thường bị tắc. Khi trẻ lớn hơn và khoẻ hơn, chúng tăng khả năng đề kháng và ít bị nhiễm lạnh và nhiễm trùng họng hơn.
Các dấu hiệu nhiễm trùng tai
- Đau – một trẻ nhỏ có thể khóc, bóp một bên đầu, hoặc kéo tai.
- Tai giật mạnh, khóc nhiều.
- Trở nên khó chịu hơn khi nằm xuống. Vì khi nằm, vòi tai sẽ chịu áp lực.
- Khó ngủ, nôn mửa, hoặc tiêu chảy, giảm sự thèm ăn
- Sốt khoảng 37,7° C – 40° C.
- Chảy mũi, đau họng, ho.
- Dịch có thể chảy ra từ tai. Dịch có mầu vàng, trắng, lỏng hoặc dính. Chất dịch có thể có máu ở trong. Một dòng chất dịch rõ ràng, dính có thể chảy từ lỗ trong màng nhĩ. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ thủng màng nhĩ. Chất dịch này có thể ngừng chảy nếu sử dụng thuốc nhưng nó có thể lại xuất hiện khi trẻ bị lạnh hoặc cho tai xuống nước hoặc đi bơi.
- Một dòng dịch mủ nhẹ có mùi và có màu vàng hoặc xanh có thể chảy từ chỗ bị tổn thương tới màng nhĩ. Có thể phải phẫu thuật để vá màng nhĩ.
- Mất thính lực – tạm thời hoặc vĩnh viễn – ở một hoặc hai tai.
- Đôi khi nhiễm trùng lan tới xương sau tai (viêm xương chũm). Bệnh này gây đau và cần phải uống kháng sinh. Hãy đến bệnh viện ngay!
Các dấu hiệu khác nhau có thể xuất hiện vào những thời điểm khác nhau – ví dụ, có thể không đau nữa khi chất dịch bắt đầu chảy ra ngoài tai.
Kiểm tra tai trong 3 đến 4 tháng sau khi bị nhiễm trùng tai, kể cả khi không thấy đau và kiểm tra thính lực cho trẻ.
Viêm tai giữa ở trẻ em – Các biến chứng nguy hiểm mẹ cần chú ý
Phòng ngừa nhiễm trùng tai
Để phòng ngừa nhiễm trùng tai, cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi. Sữa mẹ giúp trẻ chống lại nhiễm trùng. Cho trẻ bú mẹ cũng làm khoẻ các cơ giữ cho ống dẫn giữa họng và tai giữa mở. Trẻ được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng sẽ có khả năng miễn dịch cao.
Không hút thuốc, không để trẻ ở nơi có khói thuốc: Khói thuốc sẽ làm các sợi tóc nhỏ xíu trong vòi tai co lại khiến chất dịch tai không thoát ra khỏi tai giữa được. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hạn chế việc gửi trẻ ở nhà trẻ nếu có thể. Những bé được gửi nhà trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn. Càng có nhiều người xung quanh, nguy cơ nhiễm khuẩn của bé càng tăng. Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng trong phòng của trẻ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai bao gồm:
- Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi;
- Trẻ được chăm sóc theo nhóm;
- Trẻ bú bình;
- Các yếu tố theo mùa, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông;
- Chất lượng không khí kém.
Chữa trị nhiễm trùng tai cho trẻ
Khoa học hiện nay chứng minh rằng 80% trẻ sẽ tự khỏi mà không cần thuốc kháng sinh. Các bác sĩ có xu hướng theo dõi bệnh trạng của bé thay vì kê toa ngay lập tức.
1/3 số trường hợp nhiễn trùng tai là do vi rút. Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với vi rút.
Một số trường hợp nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có thể tự lành và tạo ra miễn dịch. Thêm nữa, dùng kháng sinh nhiều lần có thể dẫn đến kháng thuốc và sinh ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hầu hết các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng tai đều được sử dụng thuốc kháng sinh. Ở tuổi này, sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu để nhiễm trùng quá lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm
Đối với trẻ trên 2 tuổi và không có biểu hiện sốt cao, bác sĩ sẽ theo dõi trong 48 đến 72 giờ. Nếu trẻ có thể tự hồi phục, việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành kê toa khi thấy bệnh có biểu hiện nặng hơn
Nếu trẻ bị nhiễm trùng tái phát, nguy cơ rằng chất dịch nhiễm trùng vẫn chưa thoát ra khỏi tai giữa của bé. Ở một số trẻ em, chất lỏng có thể giữ trong tai giữa lâu sau khi nhiễm trùng đã qua. Chất lỏng này không có thể gây nguy cơ mất thính lực và khả năng phát triển ngôn ngữ nếu để ứ đọng quá lâu.
Các cách điều trị nhiễm trùng tai đơn giản không kháng sinh
Thuốc nhỏ lỗ tai
Thuốc nhỏ lỗ tai cũng rất có hiệu quả khi làm giảm các cơn đau tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu ôliu nhỏ vào tai bị nhiễm trùng với sự giúp đỡ của một pipet sạch.
Băng gạc ấm
Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai, hãy sử dụng ngay một chiếc khăn mềm và ngâm trong nước ấm. Sau đó vắt ráo, áp vào tai của trẻ. Khăn ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau.
Tăng lượng chất lỏng
Khi bé bị nhiễm trùng, bạn nên chắc chắn rằng trẻ được uống nhiều nước. Hoạt động uống và nuốt thường xuyên sẽ làm cho vòi nhĩ mở và cho phép chất lỏng chảy ra từ tai. Điều này sẽ giúp giảm đau.
Để bé nằm đầu cao
Khi bé nằm xuống, hãy chắc chắn rằng chiếc gối mà bé sử dụng là khá cao. Điều này làm giảm áp lực trong tai và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!