Vệ sinh tai của trẻ là một công việc khó khăn. Một người Mẹ luôn dễ dàng bị cám dỗ để vệ sinh tai cho con, khi thấy rái tai bao quanh. Tuy nhiên, Mẹ nên đọc bài viết này trước khi làm vệ sinh tai cho bé nhé.
“Trẻ con thì nên phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ”, bà tôi thường nói thế. Mẹ tôi từng nói thêm, “mọi người ai cũng nên giữa vệ sinh sạch sẽ cho mình, đặc biệt là trẻ em, bé sơ sinh lại càng nên thế!”.
Không có gì là sai khi giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, tuy nhiên, khi vệ sinh tai là một công việc đòi hỏi sự khéo léo và có thể gây nguy hiểm lớn đến thính giác của bé, cho nên mẹ cần phải biết những điều tránh và làm theo từng bước tuần tự.
Dưới đây là tờ thông tin y tế của National Health Services, ở Anh. Các hướng dẫn nêu rõ việc vệ sinh tai cho bé, mối nguy hiểm cũng như các chỉ dẫn cặn kẻ để khuyến cáo đến cha mẹ có bé nhỏ ở nhà.
Cấu tạo tai
Tai là bộ phận được chia ra làm 3 phần, đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong
1. Phần tai ngoài:
- Đây là phần tai bao gồm vành tai và ống tai ngoài, là phần ta dễ dàng nhìn thấy nhất.
2. Phần tai giữa:
- Đây là phần gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai. Màng tai chính là màng nhĩ, là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa. Phần màng tai có lớp xơ ở giữa khá chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy và gây thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa.
- Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương. Tai giữa có vai trò rất quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nào trong màng tai này như thủng màng nhĩ, cứng khớp giữa các xương con, tiêu hỏng 1 trong các xương con, sẽ đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong, nặng nhất sẽ dẫn đến điếc.
3. Phần tai trong:
- Đây chính là đầu mối thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác lên não. Bởi điều này người ta mới nghe được. Phần tai này nằm trong một hốc xương có hình xoắn 2 nên được gọi là ốc tai.
- Ở trẻ em thường bị mắc bệnh viêm tai giữa. nguyên nhân thường do viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành.
- Ở trẻ em, bộ phận vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi thường ngắn hơn, khẩu kính lai lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Nếu như em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng.
- Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do nguyên nhân là viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). Do đó nếu như phát hiện trẻ bị viêm tai giữa thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Chức năng của Ráy tai?
Ráy tai là một chất tự nhiên được sản xuất trong ống tai có tính bôi trơn, kháng khuẩn và bảo vệ tai. Có ráy tai là điều hết sức bình thường và chứng tỏ tai khỏe mạnh. Những tuyến mồ hôi trong rãnh tai ngoài tạo ra ráy tai. Ráy tai giúp cho các mô trong ống tai khỏe mạnh, bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi và các vật bên ngoài lọt vào.
Tại sao phải lấy ráy tai?
Ráy tai là lớp sáp trong ống tai bị khô lại và bị đẩy ra ngoài nhường chỗ cho lớp sáp mới hình thành.
Ráy tai là lớp sáp trong ống tai bị khô lại và bị đẩy ra ngoài nhường chỗ cho lớp sáp mới hình thành. Nếu ráy tai lâu ngày không được loại bỏ, chúng sẽ tích tụ trong ống tai ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu.
Những điều cần tránh khi vệ sinh tai cho bé
Dưới đây là những lời khuyên dựa trên các khuyến nghị của Cambridgeshire Community Services NHS Trust về việc nên và không nên làm vệ sinh tai cho bé.
Nên Làm
- Nếu có bẩn trên tai ngoài, hãy lau bằng vải mềm làm ẩm. Tránh xa xà phòng. Xà phòng sẽ làm xói mòn rái tai và có thể làm tai bị các tác nhân độc hại xâm nhập
- Nếu bạn đang rửa tai của em bé từ bên trong, sử dụng một cây bông ẩm. Tránh xa xà phòng.
- Lau lại tai khô ngay sau đó.
Không nên làm
- Đâm thẳng vào bằng ngón tay của bạn
- Đâm thẳng vào với cây tăm bông
- Dùng khăn ướt rồi nhét vào
- Sử dụng bất cứ thứ gì sắc, nhọn để cậy khều rái tai ra.
Nếu bạn làm như vậy, bạn có nguy cơ làm tổn thương tai của bé. Làm như vậy, bạn chỉ đẩy rái tai vào sâu bên trong với tất cả các bụi bẩn bị mắc kẹt. Điều này có thể gây nhiễm trùng. Bạn có thể phải tham vấn với chuyên gia về tai để điều trị chuyên khoa sau đó.
Dấu hiệu phải đi khám ngay
Ngay cả rái tai đen là bình thường, miễn là nó không mùi. Tuy nhiên, một số nhiễm trùng ở tai có thể gây ra xuất huyết từ tai. Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy bất cứ điều gì từ tai trong của bé khi kiểm tra tai bé, tốt nhất hãy đi khám.
- Bất kỳ loại chất lỏng, hay mủ xanh từ tai
- Bất kỳ dấu hiệu máu
- Dấu hiệu bị thương, hay đau nhức tai từ bé
- Bất kỳ những gì bất thường mọc lên từ tai bé mà trước không có
- Mùi hôi từ tai
Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, vệ sinh tai không phải là lấy ráy tai. Nếu bạn quan tâm đến việc làm sạch đôi tai nhỏ nhắn của con, hãy tham khảo những hướng dẫn trong bài viết này nhé.
Nguồn: theAsianparent Singapore
Các bài viết có liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!