Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là hợp lý? Theo bác sĩ nhi khoa, cần rơ lưỡi 2 lần cho bé một ngày, giúp con phòng tránh nấm miệng.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là đủ?
Đối với trẻ nhỏ, việc bú sữa mẹ sẽ khiến miệng dễ có các nấm miệng hay tình trạng đẹn mà trẻ em thường gặp. Nên việc rơ lưỡi là điều vô cùng cần thiết. Giúp các bé vệ sinh sạch khoang miệng và còn giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Theo các chuyên gia nhi khoa bố mẹ nên làm vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2 lần/ngày. Sau đó khi bé lớn lên, bố mẹ có thể dạy con sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng để vệ sinh răng miệng, từ đó tạo thành thói quen chăm sóc răng miệng đều đặn.
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?
Thông thường, khi rơ lưỡi cho bé thì gạc hoặc khăn phải được tẩm ẩm để rơ được sạch và dễ hơn. Một số loại dịch hay được dùng để rơ lưỡi cho bé:
Cách tưa lưỡi cho bé bằng nước ấm
Các mẹ hay dùng cách này để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên nước ấm chỉ có tác dụng giúp khăn mềm ra và làm sạch các chất bẩn. Nếu bé có tưa lưỡi thì sẽ rất khó lấy sạch.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là thành phần có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nhờ cơ chế diệt vi khuẩn an toàn. Vậy nên cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý là lựa chọn không tồi để vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày (mỗi ngày cần rơ cho trẻ từ 2 – 3 lần).
Ngoài dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi, mẹ có thể tự pha nước muối, tuy nhiên mẹ cẩn đảm bảo pha đúng tỷ lệ (1 thìa nhỏ muối tương đương với 1 cốc nước 300ml). Khi dùng nước quá đặc, có thể tổn thương niêm mạc miệng (do muối có khả năng hút nước rất cao).
Cách làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Lá hẹ từ lâu đã được dân gian sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về rặng miệng ở trẻ. Đây là một loại lá khó kiếm nhưng hiệu quả lại cực tốt vì chứa các “kháng sinh tự nhiên”, giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong răng miệng, chống lại vi khuẩn có hại.
Một số mẹ được khuyên là rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi, mật ong chứa độc tố clostridium botulinum và các bào tử. Các thành phần có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh cơ và liệt, thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, vì vậy, mẹ không nên sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ.
Các bước rơ lưỡi cho trẻ mẹ nên biết
Rơ lưỡi cho bé không khó nhưng rơ lưỡi đúng cách thì chưa phải mẹ nào cũng hiểu rõ. Hãy cùng tìm hiểu về các bước rơ lưỡi dưới đây dành cho trẻ sơ sinh:
- Để thực hiện được rơ lưỡi cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị một miếng thanh gạc thanh trùng, một lọ nước muối sinh lý, một cốc nước lọc và hai chén nhỏ.
- Đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị.
- Tiếp theo, một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ, có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn.
- Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.
- Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc để các mảng bám bẩn trên gạc trôi ra ngoài sau đó chấm tiếp vào chén nước muối sinh lý rồi đưa vào miệng rơ tiếp cho trẻ.
Có phải bé bú mẹ không cần rơ lưỡi?
Một số chuyên gia cho rằng bé bú mẹ hoàn toàn không cần rơ lưỡi. Cái cặn trắng ở lưỡi bé là cặn sữa. Khi nào tuyến nước bọt của bé phát triển thì cặn sẽ trôi đi thôi. Mẹ rơ lưỡi cho bé là vô tình “nối giáo cho giặc” (vi khuẩn) vào miệng bé đấy. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa cặn sữa và nấm.
Trường hợp bé bị nấm miệng thì cần phải vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!