theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mật ong rất tốt nhưng có thể biến thành chất độc đối với trẻ sơ sinh vì vi khuẩn Botulinum

Mất 5 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Mật ong rất tốt nhưng có thể biến thành chất độc đối với trẻ sơ sinh vì vi khuẩn Botulinum

Trẻ sơ sinh ăn mật ong không hề tốt, thậm chí còn khiến bé ngộ độc! Bố mẹ luôn muốn bé sơ sinh tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm để sau này bé háu ăn, lớn nhanh. Tuy nhiên, mật ong và các chất làm ngọt khác là loại thực phẩm tuyệt đối không được dùng cho bé dưới 1 tuổi.

Nguy cơ khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong 

Lo ngại chính khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong là nguy cơ trẻ bị ngộ độc. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất.

Bé có thể bị ngộ độc do ăn bào tử Clostridium botulinum (C-botulinum) có trong đất, mật ong và các sản phẩm mật ong. Những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra độc tố thần kinh có hại trong cơ thể.

Ngộ độc Botulinum rất nghiêm trọng. Khoảng 70 phần trăm trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể cần thở máy trong trung bình 23 ngày. Thời gian nằm viện trung bình cho ngộ độc là khoảng 44 ngày. Rất may tỷ lệ tử vong của bệnh này ít hơn 2%.

tre-so-sinh-an-mat-ong

Các chất làm ngọt dảng lỏng khác, như siro ngô, cũng có thể gây ngộ độc. Siro cây thích an toàn hơn vì nó đến từ bên trong cây và không bị ô nhiễm bởi đất. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyên không nên cho trẻ ăn ngọt đến sau khi được 1 tuổi.

Triệu chứng bé bị ngộ độc 

Thông thường, bé bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng:

  • Yếu, lả người
  • Ăn kém
  • Táo bón

Bé cũng có thể cáu kỉnh, khó thở, khóc yếu. Một vài em bé cũng có thể bị co giật.

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và thường bắt đầu bằng táo bón. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể không có dấu hiệu cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc thực phẩm.

Một số triệu chứng ngộ độc, như lờ đờ và khó chịu, có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm thành nhiễm trùng huyết hay viêm màng não. Vì thế bạn cần cho bác sĩ biết trẻ sơ sinh ăn mật ong hay không để điều trị đúng cách.tre-so-sinh-an-mat-ong

Lợi ích của mật ong đối với bé sau 1 tuổi 

Sau khi được 1 tuổi, bé có thể có được lợi ích dinh dưỡng từ mật ong. Mật ong chứa lượng vi lượng dồi dào gồm enzyme, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Nó cũng chứa một lượng vitamin B và C. Giá trị dinh dưỡng của mật ong còn tùy thuộc vào loại mật.

Ngoài ra, mật ong có thể dùng làm thuốc giảm ho, nhưng không được dùng cho bé dưới 1 tuổi. Nó cũng có thể giúp chữa lành vết thương khi bôi tại chỗ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không thể dùng cho bé dưới 1 tuổi. Ngộ độc có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở.

Mật ong nguyên chất có tốt hơn các loại mật ong khác?

Mật ong thô là mật ong chưa được lọc hoặc chế biến theo bất kỳ cách nào. Nó chứa tất cả các vitamin, khoáng chất tự nhiên và các hợp chất lành mạnh khác có trong mật ong.

Mật ong nguyên chất có thể chứa lượng phấn hoa cao hơn một chút. Tuy nhiên vẫn phải nhấn mạnh rằng mật ong nguyên chất cũng không an toàn cho bé dưới 1 tuổi.

Cách cho bé trên 1 tuổi ăn mật ong 

Bạn không nên vội vàng cho bé ăn mật ong. Đầu tiên, chỉ nên thêm mật ong vào đồ ăn yêu thích của bé. Sau khi cho bé ăn, nên chờ 4 ngày để xem bé có phản ứng gì không. Nếu có phản ứng lạ, bạn cần đưa bé đến bác sĩ.

Dưới đây là một số cách để bạn cho bé thử ăn mật ong:

  • Trộn mật ong với bột yến mạch
  • Phết mật ong lên bánh mì nướng
  • Trộn mật ong vào sữa chua
  • Cho mật ong vào sinh tố trái cây
  • Rưới mật ong lên bánh quế, bánh kếp.tre-so-sinh-an-mat-ong

Nếu bạn thường nướng bánh, bạn có thể thay 1 chén đường trong công thức bằng 1/2 đến 2/3 chén mật ong. Mật ong thường ngọt hơn đường. Vì thế bạn nên thêm từ từ từng chút một để có độ ngọt vừa phải.

Vậy bố mẹ không được cho trẻ sơ sinh ăn mật ong. Ngoài mật ong, các sản phẩm có chứa mật ong cũng chỉ được cho bé ăn khi bé được trên 1 tuổi. Bố mẹ hãy đọc kĩ nhãn thực phẩm để kiểm tra thành phần kĩ càng trước khi cho bé sơ sinh sử dụng.

Xem thêm:

  • Bố mẹ thiếu hiểu biết, bé 6 tháng tuổi bị ngộ độc mật ong và tử vong
  • 5 Sự thật bất ngờ về sữa công thức không nhiều bà mẹ biết
  • Thực đơn cho bé không chứa sữa dành cho trẻ bị dị ứng cần có những gì để không lo thiếu chất?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Quỳnh Hoa

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Mật ong rất tốt nhưng có thể biến thành chất độc đối với trẻ sơ sinh vì vi khuẩn Botulinum
Chia sẻ:
•••
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần phân lỏng phải làm sao?

    Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần phân lỏng phải làm sao?

  • Trẻ sơ sinh ăn nhiều có tốt không? Mẹ có nên ép bé ăn nhiều không?

    Trẻ sơ sinh ăn nhiều có tốt không? Mẹ có nên ép bé ăn nhiều không?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

app info
get app banner
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần phân lỏng phải làm sao?

    Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần phân lỏng phải làm sao?

  • Trẻ sơ sinh ăn nhiều có tốt không? Mẹ có nên ép bé ăn nhiều không?

    Trẻ sơ sinh ăn nhiều có tốt không? Mẹ có nên ép bé ăn nhiều không?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
  • cộng đồng
  • Trở thành cha mẹ
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Sức khỏe
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng

Tải app của chúng tôi

google play store
Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
Xem trong app