Làm sao để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giúp bé yêu loại bỏ những chất bám trên nướu, lưỡi. Nó hạn chế các bệnh về răng miệng và được các bác sĩ khuyên mẹ nên áp dụng thường xuyên.
Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Khoang miệng của trẻ sơ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật gây nên mùi hôi. Trẻ sơ sinh thường bú sữa mẹ nhiều. Lượng sữa dư thừa dễ bám trên bề mặt lưỡi của trẻ gây nên hiện tượng nấm miệng, hôi miệng,…
Bé còn nhỏ nên chưa ý thức được việc làm sạch vì vậy các mẹ cần giúp bé vệ sinh sạch sẽ những cặn sữa còn bám trên mặt lưỡi bé. Nếu mặt lưỡi của trẻ bị tưa lưỡi phủ kín, trẻ sẽ không cảm nhận được hương vị của sữa mẹ khi bú từ đó gây nên hiện tượng bé bỏ bú mẹ.
Nó còn khiến cho các chất cặn tích tụ lâu dẫn đến các vấn đề về vệ sinh khoang miệng thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng trắng lưỡi hay tưa lưỡi. Thậm chí nếu để lâu, vi khuẩn sẽ phát triển gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
Vì vậy các mẹ cần biết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách mỗi ngày giúp miệng bé thoáng sạch, hạn chế tích tụ vi khuẩn.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách theo độ tuổi an toàn, chuẩn khoa học
Các bác sĩ cho biết, việc rơ lưỡi trẻ sơ sinh cần thực hiện theo đúng quy trình từng bước để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả.
1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Cách rơ lưỡi bằng nước muối thường áp dụng cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý thực hiện đúng theo cách hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc sạch cùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Cách làm như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện việc rơ lưỡi cho bé. Tiến hành việc rơ lưỡi bé bằng nước muối khi bé đang đói. Tốt nhất là trước khi bé bú khoảng 10 phút.
- Bước 2: Mẹ mua gạc ở cơ sở y tế, sau đó đeo miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ sau đó nhúng đều vào cốc nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Bước 3: Bế trẻ đặt vào lòng mình, đầu trẻ nâng lên ngang ngực mẹ. Mẹ đưa tay vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm đau bé.
- Bước 4: Mẹ cần rơ lưỡi bé theo thứ tự đầu tiên ở 2 vùng má rồi đến các vị trí khác trong vòm miệng, cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Dùng lá hẹ rơ lưỡi được áp dụng cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Lá hẹ khá lành tính, nên với các bé từ 5 tháng tuổi trở lên mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi hàng ngày cho con theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, đem đun sôi. Sau đó vớt lá hẹ để cho ráo nước và giã nhuyễn.
- Bước 2: Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào, sau đó đem vắt lấy nước dùng rơ lưỡi cho bé.
- Bước 3: Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ, nhúng vào nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự: 2 bên má, các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.
Biện pháp này rất tốt cho trẻ đang mọc răng hoặc sốt mọc răng, khó ăn, khó bú.
3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Phương pháp cũng được áp dụng cho những trẻ trên 5 tháng tuổi
- Bước 1: Lựa chọn rau ngót tươi, không thuốc trừ sâu rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra để ráo.
- Bước 2: Rau ngót đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
- Bước 3: Quấn gạc quanh tay, nhúng đều vào nước rau ngót, sau đó bắt đầu rơ lưỡi cho bé theo thứ tự như cách rơ lưỡi bé bằng lá hẹ.
Lưu ý: Với những bé sơ sinh dưới 5 tháng tuổi không nên áp dụng việc rơ lưỡi bằng rau ngót hay rau hẹ vì hệ tiêu hóa trẻ còn yếu.
Nếu rơ lưỡi bằng cách này có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, thậm chí gây ngộ độc…
4. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chỉ nên rơ lưỡi bằng mật ong khi bé đã được trên 1 tuổi.
Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện nên sẽ hạn chế được tình trạng bị dị ứng hay bị ngộ độc mật ong vì chất clostridium botulium có trong mật ong gây nguy hiểm cho hệ thần kinh.
Để rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng mật ong mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Nên chọn loại mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là loại mật ong rừng nguyên chất.
- Bước 2: Sau khi tay đã được rửa sạch sẽ mẹ sẽ quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
- Bước 3: Sau khi rơ lưỡi cho bé xong, mẹ nên nhớ cho bé uống 1 đến 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.
Tần suất rơ lưỡi như thế nào thì hợp lý?
Mẹ sẽ không cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên nếu như trẻ còn bú mẹ hoàn toàn. Vì khi bú, lưỡi của bé được cọ vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cấn sữa. Khi ấy mẹ chỉ cần vệ sinh lưỡi cho bé 2-3 ngày một lần.
Trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài hoàn toàn, khi ấy lưỡi dễ bị đóng cặn hơn. Lưỡi bé lúc này nếu không được vệ sinh có thể chuyển sang dạng bị đen lưỡi. Do đó mẹ càng cần đặc biệt lưu ý hơn đến việc rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày.
Với những trẻ kết hợp cả bú sữa mẹ và sữa ngoài, tần suất mẹ cần rơ lưỡi cho bé là 1 lần/ngày.
Những lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi cho bé
- Sử dụng nước muối sinh lý an toàn cho trẻ sơ sinh khi nuốt vì trong quá trình vệ sinh lưỡi, trẻ sẽ tiếp xúc với nước muối trong miệng.
- Khuyến cáo mẹ không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi trẻ dưới 1 tuổi. Do trong mật ong có chứa chất clostridium botulium gây nguy hiểm cho hệ thần kinh.
- Mẹ nên lựa chọn loại gạc mềm và đảm bảo gạc đã được làm ẩm và mềm.
- Tránh việc làm đau bé hoặc khi thấy bé khó chịu, mẹ nên dừng lại. Vì khi ấy, bé sẽ dễ sợ và không hợp tác với mẹ những lần sau đó.
- Không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
- Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng.
Hy vọng với những thông tin hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách an toàn, chuẩn khoa học sẽ giúp được các mẹ có thể chăm sóc bé yêu của mình được phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!