Lỡ ăn rau răm khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của những mẹ bỉm là tín đồ của các món gỏi rau răm hay hột vịt lộn. Trong rau răm có chứa chất làm kích thích tử cung co bóp, có thể gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kì. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau để biết thêm kiến thức và phòng tránh nhé!
- Rau răm mang lại những lợi ích gì?
- Ăn rau răm gây sảy thai có đúng không
- Cách ăn rau răm đúng cách
- 1 số loại rau thay thế tốt cho mẹ bầu và lưu ý khi chế biến
- 1 số thực phẩm mẹ cần tránh.
Rau răm mang lại những lợi ích gì?
Theo Đông y, rau răm có tên gọi khác là thuỷ liễu, có tính ấm, mùi thơm và vị cay nồng. Ngoài tác dụng chữa các vết thương do rắn cắn, lạnh bụng còn được dùng để chữa thông tiểu, chống nôn, sốt. Rau răm còn có tác dụng làm mạnh gân cốt, tốt cho mắt và giúp tăng cường trí nhớ.
Đây còn là loại rau gia vị rất được các bà nội trợ Việt Nam ưa chuộng để dùng kèm với các món ăn như trứng vịt lộn, gỏi gà xé phay, các món ăn có tính chất tanh nhờ có vị cay kích thích tiêu hoá, đánh bay mùi tanh của thực phẩm. Dù là một loại thuốc được y học cổ truyền truyền tụng với các công dụng trị bệnh, rau răm vẫn là loại thực phẩm luôn được các mẹ bầu quan tâm tìm hiểu trong thời gian mang thai.
Rau răm là loại rau thơm được rất nhiều người ưa chuộng (Ảnh: istockphoto)
Do rau răm được thêm vào món ăn với số lượng rất nhỏ, nếu thiếu sẽ đánh mất đi sự hấp dẫn và mùi vị quen thuộc nên một số mẹ bầu thường hoài nghi nếu ăn một chút rau răm kèm với món chính chắc sẽ không sao. Vậy câu trả lời cho vấn đề này ra sao, liệu bà bầu lỡ ăn rau răm khi mang thai thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bạn có thể chưa biết:
Các cụ bảo gần sinh mẹ bầu nên Ăn Dứa Giúp Mau Đẻ? Bác sĩ nói sao về điều này?
Bầu uống rau má được không và uống liều lượng như thế nào là tốt?
Lỡ ăn rau răm khi mang thai có gây sảy thai không?
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi vừa mới được hình thành nên chưa có thể phát triển ổn định. Mẹ mới mang thai nên tránh những thực phẩm có chứa chất gây kích thích tử cung, làm tử cung co bóp mạnh như rau ngót, trái thơm, ngải cứu,… và đặc biệt là rau răm sẽ không tốt cho mẹ bầu vì có thể gây ra hiện tượng sẩy thai.
Nếu mẹ bầu ăn rau răm với lượng nhiều và liên tục trong nhiều ngày, nhiều tuần có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Chiêt xuất P.Oleracea-1 có trong rau răm sẽ kích thích thành, cổ tử cung dẫn đến sự co bóp mạnh gây xuất huyết. Nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai hay sinh non. Do đó, để an toàn cho bé cưng mẹ hãy hạn chế ăn loại rau này vào thời kỳ đầu khi mang thai. Sau 3 tháng, mẹ có thể ăn rau răm nhưng chỉ lên ăn khoảng 2-3 cọng và không được vượt quá 50g/tuần.
Tuy nhiên, nếu lỡ ăn rau răm khi mang thai trong thời gian đầu nhưng số lượng chỉ dừng lại ở 1-2 cọng thì hầu như không sao mẹ nhé. Ở đây, chúng ta nói đến ăn một lần với số lượng nhiều.
Rau răm có thể gây suy giảm lượng tinh trùng của nam giới (Ảnh: istockphoto)
Tóm lại, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai, sinh non hay ra máu dọa sẩy,… thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ rau răm ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thai nhi. Các mẹ nên cân nhắc lựa chọn loại rau khác phù hợp hơn để thay thế rau này. Những loại rau lành tính, có nhiều dưỡng chất tốt cần thiết cho bà mẹ và thai nhi nên được lưu tâm để tránh xảy ra sự cố không mong muốn.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi?
Bà bầu có được ăn đu đủ xanh nấu chín hay không?
Cách ăn rau răm khi mang thai đúng cách cho mẹ bầu
Có được ăn rau răm khi mang thai 3 tháng đầu? Mới mang thai lỡ ăn rau răm cũng không sao nếu mẹ chỉ ăn với lượng ít, từ 2-3 cọng mỗi lần để tăng vị giác. Sau 3 tháng đầu lượng ăn cũng chỉ nên dừng lại ở mức này. Nếu ăn quá nhiều mỗi lần và trên 120g một tuần thì rất dễ bị sảy thai. Rau răm cũng khiến mẹ bầu gặp khó chịu ở bụng, khó tiêu, nóng trong người do cơ thể của người mẹ rất nhạy cảm và không ổn định trong thời gian này, dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm có tính nóng như rau răm.
Những lưu ý cho bà bầu khi muốn ăn rau răm:
- Tránh sử dụng quá nhiều trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
- Rửa rau răm thật sạch trước khi dùng
- Dùng với liều lượng thật hạn chế với những món ăn cần thiết phải có loại rau đặc biệt này.
- Tránh dùng rau răm để thay cho các loại rau thơm khác
Mặc dù loại rau răm thân màu xanh trắng ít nguy hiểm hơn lại rau răm thân đỏ ngả tía, các mẹ cũng không nên tuỳ tiện dùng với số lượng nhiều để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
Mẹ nên ăn rau gì thay cho rau răm?
Bình thường rau răm không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên lại là loại rau nên hạn chế trong thai kỳ. Do đó mẹ nên tạm thời bỏ qua rau răm để ăn những loại rau xanh khác tốt và bổ dưỡng hơn như súp lơ, đậu hà lan, rau mùi tây, rau có màu xanh đậm như rau diếp, cải xoăn, cải bẹ xanh, rau chân vịt, xà lách…
Trước khi sử dụng bất kỳ loại rau củ hay thực phẩm tươi sống nào chị em cũng nên chú ý:
- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại cơ sở phân phối uy tín, nếu có điều kiện nên chọn mua các sản phẩm được dán nhãn “organic”
- Chọn rau tươi, không héo, dập nát, cuống còn xanh
- Không nên chọn mua các loại rau củ quả trái mùa để hạn chế nguy cơ hấp thu các loại thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật
- Luôn rửa sạch rau củ quả nhiều lần dưới vòi nước sạch để loại bỏ tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
- Nên nấu chín thực phẩm trước khi ăn tuy nhiên đối với rau củ mẹ cũng không nên nấu quá lâu để tránh làm mất vitamin trong thực phẩm..
Rau răm không gây hại sức khỏe nhưng mẹ nên hạn chế trong thai kỳ (Ảnh: istockphoto)
Các loại thực phẩm khác bà bầu nên tránh
- Thịt tái chứa vi khuẩn, chưa nấu chín
- Trứng hồng đào
- Thực phẩm chứa caffeine
- Một số loại cá biển
- Đồ biển có vỏ được nấu chín tái
- Phô mai mềm hoặc sữa chưa tiệt trùng…
Rau răm vừa là thuốc vừa là gia vị dùng nhiều trong chế biến món ăn. Tuy nhiên đây không phải là loại thực phẩm nên dùng cho tất cả mọi người, đặc biệt là mẹ bầu hoặc nam và nữ giới đang muốn có con. Mẹ bầu nên hạn chế hết mức có thể việc tiêu thụ rau răm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, hướng đến mục đích sinh nở an toàn, giảm thiểu nguy cơ sảy thai do rau răm là một trong những loại thực phẩm dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.
Mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm tốt cho suốt quá trình thai kì như: khoai lang, măng tây, đậu que, củ cải đường, ớt chuông, bí đao, cà chua, bông cải xanh, mùi tây, rau bó xôi,…Nếu mẹ bầu không phải là tín đồ của rau củ, hãy kết hợp với những loại nước sốt yêu thích để tăng thêm khẩu vị. Món súp rau củ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, các mẹ hãy tăng cường lượng rau cho bữa ăn hàng ngày nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!