Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn bởi nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần nắm rõ thời điểm và cách ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
- Những nhầm tưởng về công dụng của trứng vịt lộn
- Thực hư những quan điểm dân gian về tác dụng trứng vịt lộn với phụ nữ đang mang thai
- Bầu ăn trứng vịt lộn được không?
- Nên ăn vào thời gian nào?
- Tác dụng của trứng vịt lộn
- Những điều cần khi ăn trứng lộn lưu ý
Nhiều người cho rằng, bà bầu thường xuyên ăn trứng vịt lộn, con sinh ra sẽ chân dài, da trắng, khỏe mạnh thông minh hơn bội phần. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ bị hen. Vậy những quan niệm này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Những nhầm tưởng về công dụng của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn từ lâu đã được xem là một món ăn bổ dưỡng không chỉ dành cho mẹ bầu và được khá nhiều người ưa chuộng. Trong trứng vịt lộn hàm lượng dinh dưỡng khá cao, bao gồm: khoảng 180 calories, lipit, photpho, protein, sắt lẫn một số loại vitamin tốt như A, B, C. Vì vậy dễ dẫn đến một số nhầm tưởng về công dụng của món ăn này trong giai đoạn mang bầu như:
- Ăn trứng vịt lộn dễ sinh con trai
- Con sẽ mọc nhiều tóc hơn
- Con sinh ra sẽ cao vượt trội
Mẹ bầu cần không nên vì vậy mà ăn trứng vịt lộn một cách mất kiểm soát vì những điều trên hiện nay vẫn chưa có chứng thực từ các chuyên gia dinh dưỡng. Thay vào đó nên đưa vào thực đơn mang bầu của mình nhằm tránh tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây béo phì, thừa cân
Thực hư những quan điểm dân gian về tác dụng trứng vịt lộn với phụ nữ đang mang thai
Vậy phụ nữ đang mang thai ăn trứng vịt lộn có tốt không? Chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng mẹ bầu ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ chân dài, da trắng, mọc nhiều tóc hay thậm chí có nguy cơ mắc bệnh hen. Tất cả chỉ là quan niệm dân gian hoặc những đồn đoán không có cơ sở khoa học.
Trẻ chân dài, da trắng, tóc ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là gen của bố mẹ và canxi trẻ hấp thụ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ.
Còn việc trẻ không may bị hen thì đó là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, khi phế quản phản ứng lại với một số yếu tố như khói bụi, lông động vật…Hoặc do yếu tố di truyền, không có một chút liên quan nào đến việc mẹ ăn trứng vịt lộn hay không.
Thực hư những quan điểm dân gian về tác dụng trứng vịt lộn với phụ nữ đang mang thai (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bài viết liên quan
Bà bầu cần ăn gì để đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?
Bầu ăn trứng vịt lộn được không
Bà bầu có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có vì trứng vịt lộn nổi tiếng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid…chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như A, B1, B2, C, PP.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định lợi ích hay tác hại khi bà bầu ăn trứng vịt lộn. Song về cơ bản thì trứng vịt lộn là món ăn giàu chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn của mình trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn hằng ngày và ăn nhiều vì trong trứng vịt lộn quá quá nhiều chất dinh dưỡng. Đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
Do đây là thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất nên bà bầu có thể thêm vào thực đơn hằng ngày. Bà bầu ăn trứng vịt lộn đúng cách để bổ mẹ và tốt cho thai nhi. Do đó, mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn hai quả và nên chia ra chứ không nên ăn cùng một lúc. Mẹ bầu cần phải lưu ý khi ăn trứng vịt lộn là ăn ít hoặc không ăn rau răm vì rau răm sẽ gây hại cho thai nhi.
Bầu ăn trứng vịt lộn được không? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Nên ăn vào thời gian nào
Bầu 3 tháng ăn trứng vịt lộn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng: hàm lượng vitamin trong trứng cao nên ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do vậy bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn trong tháng thứ 4 của thai kỳ.
Bà bầu ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì hợp lý? Mẹ bầu chỉ nên ăn 1- 2 quả trứng cho 1 tuần và tuyệt đối không dùng cho hàng ngày bởi lượng cholesterol tăng cao trong máu. Có thể gây nguy cơ thừa cân nhân, béo phì, mắc các bệnh về huyết áp, mỡ trong mấu, tim mạch, tiểu đường có thai cho mẹ và bé.
Tác dụng của trứng vịt lộn
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng thai nhi, trong đó sắt là dưỡng chất không thể thiếu. Bởi mẹ bầu cần nhiều máu để vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi, giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi. Tránh được những nguy cơ thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém sau khi chào đời”. Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà. Vì vậy, bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn có thể phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu.
- Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng, rau răm là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Theo Đông y, trứng vịt lộn cũng là bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, ích trí, và bồi bổ cơ thể.
- Trong trứng có vitamin A, rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan của thai nhi như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương.
- Mẹ bầu có được ăn hột vịt lộn không? Trứng vịt lộn chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin A, B, C… , khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt…). 1 quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipit, 82 mg canxi… Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng, nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tăng sức đề kháng.
- Lượng canxi dồi dào cũng giúp thai nhi tăng cân nhanh, các chỉ số phát triển đạt chuẩn trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.
Mẹ có quan tâm
Thực đơn hấp dẫn cho mẹ bầu 3 tháng đầu để tránh ốm nghén và vẫn tốt cho con
Những điều cần khi ăn trứng lộn lưu ý
Những điều cần khi ăn trứng lộn lưu ý (Nguồn ảnh: istockphoto)
- Trứng vịt lộn có quá nhiều đạm nên tránh ăn buổi tối, ăn đêm hay trước khi đi ngủ vì dễ gây khó tiêu, ợ hơi, có thể làm bà bầu trằn trọc, khó ngủ.
- Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày , thèm đến đâu cũng không nên ăn quá 3 quả 1 tuần.
- Khi ăn trứng vịt lộn không được ăn kèm rau răm vì rau răm có tính hàn, chứa chất kích thích tử cung mạnh dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như sảy thai sớm, đặc biệt là là trong 3 tháng đầu.
- Ăn trứng vịt lộn rồi thì hạn chế các thực phẩm bổ sung vitamin A vì dễ bị thừa vitamin.
- Bà có ăn được trứng vịt lộn không? Chỉ được ăn trứng vịt lộn đã được rửa sạch và nấu chín kỹ.
- Bà bầu đang bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch tốt nhất không ăn trứng vịt lộn do lượng cholesterol quá nhiều trong trứng sẽ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Vậy là bà bầu nên ăn trứng vịt lộn không? Thực tế trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng vì ăn nhiều sẽ tăng cholesterol, đầy bụng, khó tiêu và gây thừa vitamin A. Tốt nhất, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!