Bầu ăn mãng cầu được không? Mẹ bầu có thể ăn được các loại mãng cầu, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng vừa phải trong khoảng thời gian nhất định, không nên ăn nhiều và ăn liên tục nhiều ngày.
Nội dung bài viết:
- Bà bầu ăn mãng cầu gai được không?
- Bà bầu ăn mãng cầu na được không?
- Lưu ý khi ăn hoa quả
Mẹ bầu có ăn được quả mãng cầu xiêm không?
Mãng cầu xiêm là quả gì?
Mãng cầu xiêm có tên tiếng Anh là Graviola, tên khoa học là Annona muricata.
Một cây mãng cầu xiêm thường cao từ 3 – 10m, quanh năm xanh mát với lá màu đậm, không lông. Quả mãng cầu xiêm thường to, gai rất mềm, thịt ngọt thanh, chua nhẹ. Tuỳ theo từng vùng trồng, mãng cầu xiêm sẽ được gọi với nhiều tên khác nhau: cầu gai, na gai, na xiêm.
Mãng cầu xiêm hiện diện xuyên suốt những khu rừng mưa bạt ngàn tại châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á… Tại Việt Nam, mãng cầu xiêm được trồng nhiều trong các tỉnh phía Nam.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn lựu có tốt không và nên ăn vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
Mãng cầu xiêm có gì đặc biệt?
Vị ngọt thanh và tính mát lành là hai ưu điểm nổi bật của mãng cầu xiêm. Khi chín, mãng cầu xiêm sẽ thoang thoảng hương thơm. Chị em phụ nữ rất thích dùng mãng cầu xiêm như một món tráng miệng. Hoặc một ly nước ép, xay thành sinh tố uống giải nhiệt mùa hè cũng rất ngon!
Với mãng cầu xiêm – mẹ bầu ăn mãng cầu được không?
Mẹ bầu ăn mãng cầu xiêm tốt không? Mãng cầu với mùi thơm cùng vị chua chua ngọt ngọt dễ làm kích thích vị giác của các chị em phụ nữ, nhất là các mẹ bầu thèm chua thì mãng cầu là sự lựa chọn tuyệt vời. Mãng cầu chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin C giúp cải thiện và phòng chống nhiều căn bệnh cho mẹ bầu như giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, hạn chế tình trạng chuột rút gây đau đớn cho mẹ bầu, đặc biệt nó còn giúp cơ thể chống căn bệnh ung thư khó trị. Bên cạnh đó mãng cầu còn hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi.
Chống ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho rằng mãng cầu xiêm có chứa Acetogenin – một trong những hoạt chất giúp phòng chống ung thư hiệu quả. Mẹ bầu ăn mãng cầu thì sẽ tốt cho cả mẹ lẫn bé.
Thạc sĩ – Bác sĩ Mai Viễn Phương – Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết thêm, chiết xuất từ cây mãng cầu xiêm có khả năng ảnh hưởng đến dòng tế bào của nhiều loại ung thư. Quả, lá, vỏ, hạt và rễ của cây có chứa acetogenin – hợp chất tự nhiên có đặc tính chống khối u, tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận chính xác cách thức hoạt động của các chiết xuất này. Đồng thời hiệu lực và tác động chống ung thư của cây có thể khác nhau tùy theo khu vực trồng trọt.
Hỗ trợ tiêu hoá
Mãng cầu xiêm sở hữu lượng lớn chất xơ – “chất xúc tác” quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Nhiều người chọn mãng cầu xiêm là món trái cây yêu thích của mình. Hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón là lí do khiến nhiều mẹ bầu ăn mãng cầu nhiều nhất.
Ngừa chứng chuột rút khi mang thai
Trong từng múi mãng cầu xiêm có chứa nhiều kali, canxi, magie, … Những dưỡng chất thiết yếu này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi hoạt động cơ xương, bớt tình trạng chuột rút. Song song đó, quá trình tạo máu cũng được thúc đẩy nhanh hơn nhờ chất sắt sẵn có trong loại quả này.
Giàu vitamin C
Thông tin này có thể khiến bạn bất ngờ về lượng vitamin C trong mãng cầu xiêm: cao gấp đôi so với chuối, lê, táo, nho. Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa hiệu quả… là những thay đổi tích cực mà vitamin C mang đến cho con người. Hàm lượng carbohydrate cao giúp tinh thần sảng khoái. Nó sẽ bổ sung năng lượng cho người bình thường sau một ngày hoạt động mệt mỏi, giúp mẹ bầu thoải mái và vui vẻ hơn.
Hỗ trợ sự phát triển não bộ mẹ và bé
Mãng cầu xiêm có chứa hai thành phần cực kì có lợi cho các hoạt động não bộ của mẹ và bé. Đó là folate (axit folic) và vitamin B6. Hai chất này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Hạn chế nguy cơ tiểu đường
Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thích ngọt nên sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Mãng cầu xiêm không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri thấp. Do đó, mẹ bầu sẽ tránh được tình trạng tiểu đường.
Mẹ bầu ăn mãng cầu xiêm có hại gì không?
Các câu hỏi tương tự thai phụ thường thắc mắc: bầu ăn quả mãng cầu được không? Bà bầu ăn mãng cầu được không?
Câu trả lời là có. Khi ăn mãng cầu mẹ có thể ngừa được dị tật bẩm sinh và sảy thai nhờ nguồn axit folic.
Với những công dụng tuyệt vời như trên, mãng cầu xiêm là loại quả cần thiết cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mãng cầu không phải là trái cây hoàn toàn tốt. Nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Bạn có biết, hợp chất annonacin trong hạt mãng cầu là chất độc thần kinh. Chất này có thể khiến con người mắc bệnh suy hóa thần kinh thông qua đường uống. Bà bầu ăn mãng cầu xiêm quá nhiều làm hạ huyết áp, dễ bị sảy thai và sinh non, ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Tóm lại mẹ có thể ăn được mãng cầu với một lượng phù hợp và không được ăn hạt của quả này.
Mãng cầu ta
Mãng cầu ta là quả gì?
Quả mãng cầu ta (quả na) có tên khoa học là Annona squamosa L có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ở Việt Nam, mãng cầu ta được trồng nhiều tại miền Bắc.
Nếu như mãng cầu xiêm có vị ngọt thanh thì mãng cầu ta lại ngọt lịm, ăn hơi dai. Do đó, quả này còn có tên gọi là mãng cầu dai. Khi chín, mãng cầu ta toả ra mùi hương thơm lừng như của hoa hồng cả một góc vườn. Quả mãng cầu ta khi chín có hai loại: mãng cầu bở và mãng cầu dai. Mãng cầu bở có các múi rời nhau, dễ bở, quả chín nứt trên cây. Mãng cầu dai có các múi dính chặt vào nhau, dù có va chạm mạnh thì trái vẫn không bị vỡ.
Quả mãng cầu ta được đa số người dân yêu thích. Một phần vì vị thơm ngon tự nhiên, một phần do giàu dưỡng chất. Nổi bật như vitamin (C, B1, B2, B3), các khoáng chất (canxi, carbonhydrat), chất béo, chất xơ,…
Cứ 100g thịt quả mãng cầu ta sẽ tồn tại 64 kcal, 82.5 g nước, 1.6 g protein, 35 mg canxi, 45 mg phốt pho, 36 mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể chưa biết:
Phụ nữ mang thai ăn quả chà là được không? Những lưu ý khi sử dụng loại quả này
Bà bầu ăn mãng cầu na được không?
Ổn định hệ tim mạch
Mẹ bầu có nên ăn mãng cầu ta? Với lượng natri và kali sẵn có, mãng cầu ta hỗ trợ điều chỉnh huyết áp và nhịp tim mẹ bầu khá tốt, qua đó cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Lượng vitamin C dồi dào và các chất chống oxy hoá sẽ ngăn ngừa khả năng ung thư thông qua việc ức chế các gốc tự do gây ung thư tấn công cơ thể.
Chỉ cần ăn một quả mãng cầu ta, mẹ bầu đã cung cấp ⅕ lượng vitamin C cần có trong một ngày. Vitamin C trong mãng cầu ta sẽ giúp mẹ bầu phục hồi, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Tránh được tình trạng táo bón
Bầu ăn mãng cầu ta được không? Câu trả lời là có và nó mang lại nhiều lợi ích tốt cho bà bầu. Tương tự mãng cầu xiêm, mãng cầu ta cũng hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động rất tốt. Lượng lớn chất xơ sẽ giúp mẹ bầu đào thải bớt các cholesterol xấu, giảm bớt sự hấp thụ loại cholesterol này trong ruột.
Hạn chế sinh non
Bổ sung 1000 mcg đồng mỗi ngày sẽ giảm tỷ lệ sinh non cho bà bầu. Nguy cơ sảy thai và những cơn đau đẻ cũng được giảm nhiều hơn nữa.
Tác động tích cực lên não bộ
Vitamin B6, kiểm soát GABA được biết đến là chất giúp não bộ “thư giãn”. Đây cũng là chất được nhiều mẹ bầu “săn tìm”. Thật đơn giản, chất này có nhiều trong quả mãng ta. Vừa thưởng thức quả ngon vừa giảm căng thẳng mệt mỏi, bao ẩm ương khó chịu của thai kỳ sẽ bay đi mất.
Tóm lại, bà bầu có được ăn mãng cầu không?
Nhân hạt mãng cầu khá độc, mẹ bầu đừng nên uống nhé! Nếu lỡ nuốt hạt, mẹ đừng vội lo lắng vì lớp vỏ dày cứng của hạt sẽ bảo vệ nhân, vô tình ngăn không cho nhân hạt phát huy tác hại. Tuy nhiên, mãng cầu na là loại quả có tính ấm, vị ngọt, mẹ bầu ăn nhiều mãng cầu có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
Chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn được mãng cầu không. Hãy “tận hưởng” có chừng mực loại trái cây đặc biệt này nhé!
Cũng như các loại hoa quả trái cây hay bất kỳ loại thức ăn nào khác, mẹ bầu nên bổ sung 1 cách có chừng mực và hợp lý vì cái gì quá cũng đều không tốt cả. 1 chế độ ăn uống hài hòa, bổ sung thêm hoa quả, rau xanh và chất xơ sẽ có lợi cho quá trình mang thai của mẹ, giúp hạn chế tình trạng táo bón, đồng thời cũng góp phần làm làn da mẹ đẹp lên trông thấy. Bên cạnh việc ăn uống khoa học thì chị em mang thai cũng nhớ nghỉ ngơi điều độ và vận động nhẹ nhàng trong 9 tháng thai kỳ để có sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho hành trình sinh con và nuôi con còn rất dài phía trước.
Nguồn tham khảo: Cây mãng cầu xiêm (Graviola) có thể giúp điều trị ung thư không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!