theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bà bầu cần ăn gì để đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?

Mất 7 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Bà bầu cần ăn gì để đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này để hỗ trợ tốt nhất cho sự tăng trưởng của bé.

Tam cá nguyệt đầu tiên của mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Đến tuần thứ 6, bé sẽ có kích thước cỡ hạt đậu và trái tim bé nhỏ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên. Hết tháng thứ 3 thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển.

dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-dau

Trong 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi. Chỉ muốn được ngủ, luôn thấy đói và có cảm giác thèm những món trước đó chưa bao giờ ăn. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy buồn nôn, váng đầu, chóng mặt, dị ứng với một số mùi và liên tục muốn đi tiểu. Đây là những biểu hiện bình thường trong giai đoạn mang thai 3 tháng. Do lúc này cơ thể bạn phải sản xuất nhiều máu hơn. Mọi cơ quan phải thay đổi thích nghi với sự xuất hiện của sinh linh mới.

Điều quan trọng nhất mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu là lưu ý chế độ ăn uống để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ từ 200 – 300 calo mỗi ngày. Và chỉ cần tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân. Mẹ luôn băn khoăn cần ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những chất sau:

Axit folic

Dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và cột sống em bé. Bạn cần bổ sung khoảng 400mg axit folic trong thực đơn mỗi ngày của mình. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai.

Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.

Canxi

Chất không thể thiếu để hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng. Lượng canxi được cung cấp đủ cho cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị loãng xương sau sinh.

Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chất sắt

Bổ sung các loại thực phẩm chứa chất sắt là cách tốt nhất để bạn không bị thiếu máu khi mang thai. Chất sắt cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ.

Thực phẩm giàu sắt: Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Do đó bà bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

Chất đạm (protein)

Cung cấp khoảng 20g protein mỗi ngày sẽ đảm bảo bé yêu của bạn phát triển hoàn thiện tế bào não. Đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của bạn phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

Thực phẩm giàu protein: Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…

Vitamin D

Từ khi còn là phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương. Do đó, mẹ bầu cần tăng cường vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời. Sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu. Lưu ý chọn nắng sớm buổi sáng, để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cơ thể là tốt nhất.

Vitamin C

Chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.

Các loại vitamin này thường có trong các loại rau xanh và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng

Những lưu ý cho mẹ bầu mang thai 3 tháng

3 tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất đối với thai kỳ. Các mẹ bầu cần chú ý các điều sau nhé.

– Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh Thậm chí thai lưu, sảy thai… bà bầu tránh ăn:

+ Đồ tái sống, nhiễm độc.

+ Thực phẩm chưa tiệt trùng.

+ Thực phẩm đóng gói sẵn cùng rượu, bia và các chất kích thích khác…

+ Không nên ăn các loại thực phẩm như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… dễ gây ra sảy thai.

Trong 3 tháng đầu cũng là thời gian ốm nghén, mẹ bầu bị hành hạ nhiều nhất, nên mẹ cần:

– Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày.

– Không uống trong khi ăn, nên uống trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.

– Nên ăn các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Trên đây là những điều cần biết về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Các mẹ bầu nhớ thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

  • Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì và cách hạn chế ốm nghén
  • Bí quyết ăn uống để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù
  • Phụ nữ mang thai có nên uống trà xanh không?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Thời kỳ mang thai
  • /
  • Bà bầu cần ăn gì để đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?
Chia sẻ:
•••
  • Thai lưu 3 tháng đầu - Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu

    Thai lưu 3 tháng đầu - Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu

  • Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung trong những tuần đầu thai kỳ?

    Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung trong những tuần đầu thai kỳ?

app info
get app banner
  • Thai lưu 3 tháng đầu - Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu

    Thai lưu 3 tháng đầu - Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu

  • Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung trong những tuần đầu thai kỳ?

    Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung trong những tuần đầu thai kỳ?

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
  • cộng đồng
  • Trở thành cha mẹ
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Sức khỏe
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng

Tải app của chúng tôi

google play store
Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
Xem trong app