Chiều dài xương đùi thai nhi thể hiện mức độ phát triển của thai qua từng tháng tuổi, vì thế mẹ nên nắm rõ các tiêu chuẩn về chỉ số xương đùi của bé yêu để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất ổn của con.
- Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
- Cách dùng chỉ số chiều dài xương đùi và
- 4 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số xương đùi thai nhi
Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Trong suốt thời gian mẹ bầu mang thai, kéo dài khoảng 40 tuần, chắc hẳn các bậc bố mẹ đều có nhiều vấn đề để quan tâm như: lịch khám thai định kỳ, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt là sự phát triển của thai nhi theo các tuần tuổi. Do đó, 40 tuần này đã được chia ra làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: 3 tháng đầu thai kỳ. Bắt đầu từ ngày đầu tiên cho đến hết 12 tuần.
- Giai đoạn 2: Từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26, còn được gọi là tạm nguyệt cá thứ hai.
- Giai đoạn 3: 3 tháng cuối của chu kỳ từ tuần 27 đến tuần 40.
Số đo chiều dài xương đùi theo tuổi thai của thai nhi nằm ở dưới bách phân vị thứ 5 so với tuổi thai. Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi là một trong những bảng thông số cần thiết. Bảng này giúp mẹ và gia đình biết được tình trạng phát triển của thai nhi. Từ bảng tra này, bạn có thể đánh giá được khả năng phát triển của bé là bình thường hay không? Liệu bé có đang khỏe mạnh hay không? Và dự đoán được sức khỏe sau này của bé.
Bạn có thể chưa biết:
Bảng chiều dài xương mũi thai nhi: Mối liên quan với hội chứng Down
Mẹo hay giúp cải thiện thai nhi xương đùi ngắn, tăng tốc cân nặng vào tháng cuối
Ảnh: Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần (tuần 1-20)
Ảnh: Bảng chỉ số thai nhi – tuần 21-40
Dựa vào bảng trên, các mẹ hoàn toàn có thể tự đối chiếu kết quả siêu âm các chỉ số của em bé để biết con có phát triển đạt chuẩn hay không. Ví dụ chiều dài xương đùi của thai nhi 36 tuần là 70mm, nếu em bé của bạn có chỉ số FL bằng hoặc lớn hơn thông số này, kèm theo các chỉ số khác cũng tương tự thì tức là con đang phát triển bình thường mẹ nhé.
Chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và sự phát triển của trẻ sau này. Do vậy ở mỗi tuần tuổi, khi các chỉ số thai nhi trong đó có chỉ số chiều dài xương đùi nằm trong giới hạn cho phép thì thai nhi sẽ phát triển bình thường đến khi được sinh ra.
Cách sử dụng thông số chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)
Thông số chiều dài xương đùi của thai nhi này được sử dụng để tính tuổi thai theo công thức:
- FL(Cm) = 2, Tuổi thai(tuần) = (5×2) +6
- FL(Cm) = 3, Tuổi thai(tuần) = (5×3) +4
- Nếu FL(Cm) = 4, Tuổi thai(tuần) = (5×4) +3
- FL(Cm) = 5, Tuổi thai(tuần) = (5×5) +2
- FL(Cm) = 6, Tuổi thai(tuần) = (5×6) +1
- Nếu FL(Cm) = 7/8, Tuổi thai(tuần) = (5×7/8)
Chiều dài xương đùi ngắn là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguy cơ của việc mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, để xác định chính xác, cần phải có nhiều thông số khác nhau để đánh giá. Do đó, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu bé có chiều dài xương đùi ngắn. Hãy đi khám thai thường xuyên và định kì, các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. Đồng thời sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống phù hợp.
Nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
4 yếu tố chính ảnh hưởng tới chiều dài xương đùi thai nhi
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hay dài còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền của bố mẹ hoặc bị sai lệch do vị trí mà người đo lựa chọn, vì thế mẹ không nên quá lo lắng nếu xương đùi bé ngắn hơn tiêu chuẩn. Chỉ khi xương đùi thai nhi quá ngắn so với mức cho phép mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ bởi những nguyên nhân:
– Suy sản tiểu não ở thai nhi, nếu mẹ xuất hiện những dấu hiệu đau bụng bất thường hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
– Vấn đề dinh dưỡng như thiếu canxi, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ và hợp lý lượng canxi để bé được phát triển một cách tốt nhất”.
Dưới đây là 4 yếu tố mẹ bầu cần lưu ý về chiều dài xương đùi của em bé trong bụng.
1. Yếu tố di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi của bé, thường chiếm khoảng 23%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ông bà hay cha mẹ không sở hữu chiều cao chuẩn. Bé cưng cũng sẽ sở hữu chiều cao “khiêm tốn”.
Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì bên cạnh yếu tố di truyền. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng giúp cải thiện chiều cao của con. Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng có tác động trực tiếp khoảng 32% đến sự tăng trưởng về thể chất và tầm vóc của các thiên thần nhỏ. Vì thế, nếu gia đình không sở hữu chiều cao như mơ ước. Bạn có thể bù lại cho con yêu bằng chế độ dinh dưỡng tốt kèm các bài tập vận động cơ thể.
Bạn có thể chưa biết:
Chỉ số thai nhi theo từng tuần chuẩn nhất và hướng dẫn mẹ bầu đọc kết quả siêu âm thai
Chỉ số AFI là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với thai nhi?
2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh
Ăn gì để tăng chiều dài cho thai nhi? Theo như các mẹ đã biết, khi bé yêu đang nằm “tận hưởng” trong bụng, bạn chính là người duy nhất có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò rất quan trọng đến việc phát triển chiều cao và trọng lượng của bé trong tương lai. Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai và sau khi sinh.
Số cân nặng mẹ cần tăng trong thai kỳ: WHO cho biết sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI của mẹ trước khi có thai.
- Nếu người mẹ có cân nặng bình thường khi chưa có thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mẹ cần tăng 10-12kg trong thai kỳ, chia theo 3 tam cá nguyệt là: tăng 1kg, tăng 4-5kg và tăng 5-6kg
- Nếu mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): giai đoạn mang thai cần tăng 25% so với cân nặng trước đó, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
- Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân (BMI từ 25 trở lên): mẹ chỉ nên tăng 15% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
3. Môi trường sống không lý tưởng
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nếu mẹ bầu sống ở môi trường ô nhiễm sẽ có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia Mỹ đã kiểm tra những mẹ bầu sống trong không khí khói bụi trong vòng 48 tiếng và những mẹ sống trong bầu không khí trong lành.
Kết quả cho thấy, các trường hợp sống trong môi trường bị ô nhiễm, cân nặng của em bé khi chào đời sẽ giảm 9% và chỉ số vòng đầu cũng giảm 2%. Ngược lại, nhóm mẹ bầu được hít thở bầu không khí trong lành, chiều cao và cân nặng của thai nhi không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ môi trường sống luôn có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ.
Vì thế, mẹ bầu nên chú ý đến việc vệ sinh môi trường sinh hoạt và tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Bạn nên tránh xa khói thuốc, đóng kín cửa sổ và cửa chính vào giờ cao điểm, thường xuyên vệ sinh cá nhân và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
4. Thói quen xấu khiến chiều dài xương đùi thai nhi ngắn
- Những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển xương của thai nhi. Chẳng hạn như một số mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày. Nhưng lại “ngó lơ” sữa và những thực phẩm giàu canxi. Có mẹ lại “thiên vị” các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ. Mà còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.
- Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé cưng. Mẹ bầu nên hạn chế nhé!
Mẹ bầu đừng quên uống sữa đều đặn (Nguồn ảnh: iStock)
Tóm lại, chiều dài xương đùi em bé ngắn không hẳn là một bất thường cấu trúc mà có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn ăn uống đầy đủ thì bạn đừng quá căng thẳng, vì điều này còn phụ thuộc vào máy và tay nghề của bác sĩ siêu âm nữa.
Chiều cao của bé còn phụ thuộc vào chiều cao của cha mẹ. Nếu cha mẹ cao lớn thì bé sẽ không bị lùn, ngoại trừ bé bị suy dinh dưỡng, còi xương… Ngoài ra, chiều cao của bé còn được cải thiện do dinh dưỡng và thể dục nữa, nên bạn yên tâm vượt cạn cho mẹ tròn con vuông nha!
Nguồn tham khảo: Chiều dài xương đùi của thai nhi 37 tuần tuổi – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!