Chỉ số thai nhi theo tuần trong kết quả siêu âm thể hiện sự phát triển và tình trạng hiện tại của thai nhi. Qua đó, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của thai nhi từ đó đưa ra những chẩn đoán và hướng điều trị cho mẹ bầu.
- Mục đích siêu âm thai là gì?
- Một vài chỉ số phát triển thai nhi mẹ cần biết
- Bảng chỉ số thai nhi theo tuần
- Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì?
Theo dõi định kỳ các chỉ số thai nhi sau những lần siêu âm là cách giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của bé để có những can thiệp, điều chỉnh kịp thời. Chỉ số thai nhi bao gồm đường kính túi thai, chiều dài đầu – mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và chỉ số cân nặng thai nhi theo ước tính,…được xác định thông qua những ký hiệu viết tắt thể hiện trên kết quả siêu âm.
Mục đích siêu âm thai là gì
Siêu âm thai sẽ giúp mẹ nắm rõ tình hình phát triển của con trong bụng mẹ, phát hiện những bất thường về bánh nhau, dây rốn, nước ối… và đồng thời tầm soát được những dị tật bẩm sinh.
Siêu âm còn có mục đích phát hiện các dị tật thai nhi như:
- Các dị tật thần kinh như: Thai vô sọ, không phân chia não trước, tật nứt đốt sống
- Các bất thường ở hàm mặt, môi, mắt: Hở môi-hàm ếch…, hở vòm miệng
- Các dị tật tim và lồng ngực như: thoát vị ở lồng ngực, tứ chứng fallot, đảo gốc động mạch, thiểu sản thất trái,
- Các dị tật ở bụng
- Các dị tật ở xương, chân tay như: loạn sản xương, thiểu sản xương…
Khi đi siêu âm, mẹ sẽ được bác sĩ sẽ thoa lên bụng một lớp gel, sau đó dùng đầu máy siêu âm để quét qua – quét lại cho đến khi hình ảnh bào thai hiển thị trên màn hình. Căn cứ theo tất cả chỉ số thai hiển thị, bác sĩ sẽ cho biết tình hình sức khỏe của con các mẹ.
Thời gian đầu của thai kỳ đến tuần thai thứ 6, hầu hết các mẹ bầu sẽ chưa phát hiện ra mình có thai. Thai nhi trong thời gian này cũng mới di chuyển vào tử cung nên các thiết bị siêu âm cũng chưa thể dò tìm được hình ảnh.
Khoảng từ 4 đến 6 tuần, khi mà phôi bắt đầu làm tổ và hình thành trong tử cung. Lúc này bác sĩ mới đo được chiều dài đầu mông cũng như đo được đường kính túi thai.
Mục đích siêu âm thai là gì? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn và hẹn lịch khám cụ thể vào các mốc quan trọng. Và để có thể biết được xem bé yêu có phát triển bình thường hay không, các mẹ bầu có thể tham khảo bảng các chỉ sốcủa thai nhi chuẩn dưới đây để đối chiếu với kết quả siêu âm của con mình.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tú, Bác sĩ Sản Phụ Khoa, Khoa Y học Bào thai, Trung tâm Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ “Trong trường hợp kết quả siêu âm của mẹ có những vấn đề bất thường, mẹ không nên quá lo lắng bởi các vấn đề trên siêu âm có thể từ các bất thường lớn, nghiêm trọng đến những vấn đề nhỏ. Vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về hướng điều trị và những lưu ý mẹ nên và không nên thực hiện trong thai kỳ để cải thiện tình trạng bất thường”.
Mẹ có thể quan tâm:
Mới có bầu có nên siêu âm đầu dò không, nên siêu âm đầu dò khi nào là tốt nhất?
Một vài chỉ số phát triển thai nhi mẹ cần biết
Hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một vài thuật ngữ phổ biến nhất trong khi theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần tuổi bao gồm:
GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé. Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai được dùng vào việc ước lượng trọng lượng thai, đồng thời là một trong số các chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.
FL (Femur length): Chiều dài xương đùi thai nhi
EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
Cân nặng thai nhi là một trong các chỉ số siêu âm thai nhi quan trọng mẹ cần nắm.
Một vài chỉ số phát triển thai nhi mẹ cần biết (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần
Bảng chỉ số phát triển thai nhi tuần 1-20
Ở những tuần đầu của thai kỳ, phôi thai chưa hình thành và chỉ số duy nhất bác sĩ có thể đo được là đường kính túi ối. Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6, phôi thai hình thành và hoàn thiện dần khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Từ lúc này, các chỉ số phát triển của thai nhi mới được theo dõi một cách đầy đủ. Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần cũng được cập nhật trong bảng.
Bảng theo dõi tuần 21-40
Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Ví dụ, chỉ sổ thai nhi tuần 28, con sẽ có CRL là 37,6 mm và FL là 54 mm. Tuy nhiên, nếu con không đạt được những tiêu chí trong tuần 28, các mẹ đừng quá lo lắng. Hãy đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn tốt nhất của các bác sĩ về thể trạng của con.
Dưới đây là những chỉ số thai nhi theo tuần tuổi, các mẹ có thể tham khảo để biết bé yêu của mình có đạt chuẩn không nhé!
Mẹ đang tìm hiểu:
Giá siêu âm 4D là bao nhiêu? Nên siêu âm 4D mấy lần?
Bảng chỉ số cân nặng của thai nhi tiêu chuẩn
Cân nặng của thai nhi theo từng tuần cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp xác định tình trạng phát triển của bé. Dưới đây là bảng chuẩn cân nặng của thai nhi, mẹ có thể tham khảo nhé!
|
Tuần thai
|
Cân Nặng |
Tuần 8 |
1 |
Tuần 9 |
2 |
Tuần 10 |
4 |
Tuần 11 |
7 |
Tuần 12 |
14 |
Tuần 13 |
23 |
Tuần 14 |
43 |
Tuần 15 |
70 |
Tuần 16 |
100 |
Tuần 17 |
140 |
Tuần 18 |
190 |
Tuần 19 |
240 |
Tuần 20 |
300 |
Tuần 21 |
360 |
Tuần 22 |
430 |
Tuần 23 |
501 |
Tuần 24 |
600 |
Tuần 25 |
660 |
Tuần 26 |
760 |
Tuần 27 |
875 |
Tuần 28 |
1005 |
Tuần 29 |
1153 |
Tuần 30 |
1319 |
Tuần 31 |
1502 |
Tuần 32 |
1702 |
Tuần 33 |
1918 |
Tuần 34 |
2146 |
Tuần 35 |
2383 |
Tuần 36 |
2622 |
Tuần 37 |
2859 |
Tuần 38 |
3083 |
Tuần 39 |
3288 |
Tuần 40 |
3462 |
Tuần 41 |
3597 |
Tuần 42 |
3685 |
Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì?
Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì? (Nguồn ảnh: unsplash)
Chỉ số này cho thấy sự phát triển theo tiến trình của thai nhi. Nó còn là dấu hiệu của chiều cao sau này. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số xương đùi theo tuần. Chỉ số này chỉ có ý nghĩa từ tuần thứ 14 và cần siêu âm để biết.
Các ông bố bà mẹ có thể sử dụng để tham khảo. Tuy nhiên, việc siêu âm quá nhiều có thể sẽ không có lợi. Chỉ cần siêu âm một vài lần để biết các thông số thai nhi. Trong đó, thông số chiều dài xương đùi chuẩn của thai nhi là điều mẹ nên lưu ý.
Dựa vào bảng chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ có thể biết thai nhi có chiều dài xương đùi đúng chuẩn hay không, từ đó chủ động để cải thiện chiều cao cho con để con lớn lên đạt chiều cao chuẩn.
Tạm kết
Trong suốt 40 tuần trong bụng mẹ, thai nhi sẽ liên tục thay đổi và phát triển. Đôi khi mẹ sẽ thấy bé chưa “đạt chuẩn” một trong các chỉ số thai nhi theo tuần nào đó thì cũng đừng quá lo lắng. Sự phát triển của mỗi bé sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Nguồn tham khảo: Siêu âm thai: 11 điều mẹ bầu cần biết trong suốt thai kỳ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!