Siêu âm thai nhi là thủ thuật quen thuộc đối với mẹ bầu, được tiến hành định kỳ trong suốt quá trình mang thai nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Đoạn siêu âm tuyệt vời cho thấy khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi một thai nhi vỗ tay vỗ tay trong bụng mẹ, hãy cùng thưởng thức sự kinh ngạc này!
Đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bé biết vỗ tay theo nhạc khi siêu âm thai nhi?
- Sự phát triển của thai nhi 14 tuần
- Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
- Giải đáp những thắc mắc khi siêu âm thai nhi 14 tuần
Bé biết vỗ tay theo nhạc khi siêu âm thai nhi?
Theo Mirror (Anh) trên đoạn clip được tung lên YouTube, thai nhi còn vỗ tay theo nhạc, đợi đúng đến lúc cần thiết mới đưa tay vỗ khi người mẹ (là Jen Cardinal, sống ở Anh) và bác sĩ cùng ngân nga bài hát trẻ con: “If you’re happy and you know it clap your hands…”
Thực ra thì cũng có một chút “diễn sâu” ở trong này. Sau khi phát hiện đứa trẻ vỗ tay 3 đợt, vị bác sĩ “tua” lại đoạn phim đó, canh giờ để lồng bài hát vô hợp với lúc đứa trẻ vỗ, theo Mirror. Trong khi đó, ba của đứa trẻ quay phim và sau đó đưa lên mạng.
Dù sao, một hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi vỗ tay trong bụng mẹ đã là chuyện quá hiếm nên clip đã làm mưa làm gió trên mạng, gây tò mò và thích thú cho rất nhiều người.
Cùng xem clip của bà mẹ đã đăng tải đoạn clip thai nhi bỗng vỗ tay theo nhịp bài hát!
Mẹ đã biết chưa?
Mẹ có biết siêu âm 4D vào thời điểm nào thì thích hợp và an toàn cho thai nhi?
Siêu âm 5D liệu có chính xác hơn các hình thức siêu âm thai khác?
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần
Trong tuần này của cẩm nang mẹ bầu, bạn sẽ biết được rằng:
- Mặc dù vị giác của bé đã bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ bảy, nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu từ giai đoạn này, bé mới có thể cảm nhận vị đắng, vị ngọt hoặc vị chua trong dịch màng ối.
- Vòm miệng sẽ được hoàn thành vào cuối tuần này.
- Tăng xung lực não cho thấy các cơ mặt của bé đang hoạt động ở tần suất cao hơn. Bé có thể mỉm cười, cau mày, và nhăn mặt.
- Tóc bé bây giờ đã mọc trên đầu. Và ngoài vấn đề tóc, bé cũng dần phát triển một lớp lông mao ngắn trên khắp cơ thể. Đừng lo lắng về lớp lông này nhé các bà mẹ, trong những tuần tới chúng sẽ tự rụng.
- Thận của bé bắt đầu lọc nước tiểu.
- Thông tin thú vị của cẩm nang mẹ bầu lần này là : em bé của bạn đang tự kiểm tra chân tay của mình bằng cách mút ngón tay cái và lắc ngón chân.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Trong những trường hợp nhất định (ví dụ, nếu mẹ trên 35 tuổi hoặc nếu các xét nghiệm của mẹ chỉ ra rằng thai nhi có vấn đề), bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chọc ối. Chọc ối là một xét nghiệm thường được thực hiện giữa tuần 15 và 18 và có thể phát hiện các bất thường ở thai nhi, chẳng hạn như hội chứng Down.
Trong xét nghiệm này, một cây kim rất mỏng sẽ được đưa vào dịch ối bao quanh em bé trong tử cung, lấy ra một mẫu chất dịch và bác sĩ sẽ đem nó đi phân tích. Chọc ối sẽ gây nên nguy cơ sẩy thai rất nhỏ, vậy nên hãy giãi bày những lo lắng của mẹ với bác sĩ và tìm hiểu kĩ hơn về những rủi ro cùng lợi ích của các xét nghiệm mà mẹ sẽ trải qua.
Giải đáp những thắc mắc khi siêu âm thai nhi 14 tuần
Thai 14 tuần siêu âm 4D được không?
Siêu âm 4D đã trở nên khá phổ biến dựa trên công nghệ quét 3D. Và giống như siêu âm 2D nhưng thêm một chiều nữa là thời gian. Chỉ cần quét máy trên bụng của người mẹ, mọi cử chỉ, nhúc nhích, hoạt động của bé đều được theo dõi chân thực qua màn hình. Đặc biệt, sử dụng cách siêu âm này có thể dễ dàng phát hiện những dị tật thai nhi, và cả giới tính của con rất chính xác. Nhưng khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý một vài điều.
Siêu âm bằng hình thức này sẽ có một vài ảnh hưởng tới em bé trong những tuần tuổi đầu. Vì vậy, muốn siêu âm 4D, các bà mẹ nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Thông thường, thai 12-14 tuần là thời điểm quan trọng để đo độ mờ gáy và nguy cơ hội chứng Down. Để chính xác và an toàn, khi siêu âm thai nhi thời điểm 14 tuần tuổi bác sĩ thường khuyên các mẹ bầu siêu âm 4D nếu đã bỏ qua việc siêu âm ở những tuần trước đó.
Khám phá thêm:
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Nên siêu âm khi nào?
Thai nhi 14 tuần tuổi biết trai hay gái chưa?
Tâm lý các mẹ bầu lần đầu tiên mang thai sẽ rất nôn nóng được nhìn thấy “thiên thần” của mình thông qua những bức ảnh siêu âm đầu tiên. Tuy nhiên khi thai nhi đạt từ 2 – 3 tuần tuổi, sẽ rất khó để nhìn hình ảnh siêu âm bé trai hay bé gái.
Các bác sĩ khuyên bà bầu nên chờ đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi mới nên siêu âm. Ở thời điểm này bộ phận sinh dục bé có thể nhìn thấy tương đối khi bé nằm đúng vị trí tiện quan sát.
- Thai từ 10 – 11 tuần tuổi: Dự đoán giới tính bé sẽ có độ chính xác từ 40 đến 70%.
- Siêu âm thai nhi từ 12 – 14 tuần tuổi: chẩn đoán gần đúng 80% giới tính trẻ và một số dị tật thai nhi
- Thai từ 16 – 18 tuần tuổi: Cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, có thể nhìn hình ảnh siêu âm đoán trai gái do tinh hoàn lúc này đã xuống bìu nên xác suất nhận rõ bé trai đến hơn 90%.
Ngoài ra, những biện pháp khám thai 14 tuần tuổi mục đích chính không phải là để xác định giới tính, mà chủ yếu là để theo dõi sự phát triển của bé. Nhưng nếu bố mẹ vẫn tò mò về giới tính con của mình thì có thể tìm phương pháp siêu âm ưu việt hơn để tăng độ chính xác.
Thai nhi 14 tuần đã biết đạp chưa?
Thai nhi sẽ có những cử động đầu tiên ở 8 tuần tuổi nhưng người mẹ rất khó để cảm nhận được vì kích thước con còn quá nhỏ. Vì thế mà việc siêu âm thai 14 tuần tuổi chỉ giúp cho mẹ bầu có thể thấy được những cử động nhỏ bé của con mà thôi.
Bạn phải chờ cho con phát triển thêm vài tuần nữa, lúc đó cơ thể con đã phần nào lớn hơn và có những hành động mạnh hơn. Con lúc này có thể đạp, cau mày, co duỗi tay chân một cách thoải mái. Bạn sẽ hạnh phúc khi cảm nhận bước chân tí hon của con chạm vào bụng mình.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện nay, khoa học chưa có bằng chứng thủ thuật siêu âm sẽ gây hại cho em bé. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên mẹ đừng quá lạm dụng việc siêu âm mà chỉ cần đảm bảo theo đúng lịch hẹn khám thai với bác sĩ sản khoa.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!