Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không? Câu trả lời là hoàn toàn được với những lợi ích về sức khoẻ nói chung và hỗ trợ cho thai kỳ và sự phát triển của thai nhi nói riêng.
Rau lang là rau gì?
Rau lang là một bộ phận của cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas). Cây khoai lang thuộc loại cây thân thảo dây leo. Do đó, rau lang cũng được gọi là rau khoai lang và được biết đến với nhiều tên gọi trong Y học cổ truyền như phiên chử, cam thử,…
Người ta thường hái rau lang và sử dụng cả phần lá và phần ngọn non. Tùy theo giống cây khoai lang mà rau lang cũng có đặc điểm và màu sắc thân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là thân rau lang màu xanh và màu nâu đỏ.
Thành phần dinh dưỡng có trong trung bình 100g rau lang bao gồm:
- Năng lượng: 22kcal
- Nước: 91,8g
- Protein: 2,6g
- Tinh bột: 2,8g
- Vitamin C: 11mg
- Vitamin BB: 900mg
- Chất khoáng như: 48mg canxi, 2,7mg sắt, 54mg phốt pho,….
Những tác dụng chung khi ăn rau lang:
- Vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian
- Ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
- Chữa cảm sốt mùa nóng
- Giúp nam giới cải thiện yếu sinh lý
- Vitamin C trong rau lang giúp tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, săn chắc, căng đầy sức sống – điều mà chị em phụ nữ nào cũng mong muốn
- Nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón
- Đọt rau khoai lang non giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ
Với nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy thì bà bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không? Hay phải nên kiêng tuyệt đối?
Mang bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?
Có một công dụng tuyệt vời của rau lang mà chúng tôi để dành để bật mí ở mục này của bài viết. Đó chính là trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu.
Và bà bầu 3 tháng đầu thường bị ốm nghén, hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn, và ăn rau lang sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Do đó, với suy nghĩ băn khoăn liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không, thì không cần nghĩ nhiều nữa vì hoàn toàn có thể.
Lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu ăn rau lang
- Không cần thiết phải ăn nếu không thích hay dị ứng
- Cẩn thận không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
- Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên ăn rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
- Ăn với lượng vừa đủ vì nếu quá mức quy định thì calci có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường vị chát và hăng.
Các món ăn ngon từ rau lang
Rau lang xào tỏi
Nguyên liệu:
- Rau lang
- Tỏi băm
- Bột nêm
- Nước tương và nước mắm.
Cách làm:
- Rau lang nhặt lấy ngọn non, rửa sạch. Đun nước sôi chần rau chín tái rồi vớt ra, cho vào rổ cho ráo nước.
- Rổ nước có thể dùng nước lạnh ngâm một lúc để cho rau không bị nhũn và có màu xanh đẹp.
- Đặt chảo lên bếp, đun cho nóng dầu và phi thơm tỏi đã băm sẵn. Cho rau vào xào lên, thêm gia vị như bột nêm để món ăn vị vừa phải, đảo rau nhẹ nhàng cho không bị nát.
- Rau chín cho lên đĩa. Pha nước mắm tỏi ớt hoặc chấm rau với nước tương rất ngon.
Rau lang xào thịt bò
Nguyên liệu:
- Rau lang
- Thịt bò
- Tỏi
- Tiêu dầu ăn
- Gia vị nêm nếm
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn
- Rau lang chọn ngọn non, rửa sạch, sau đó ngâm nước muối pha loãng.
- Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, sau đó ướp cùng tỏi, hạt nêm, tiêu, và dầu ăn trong khoảng 15 phút, để ngấm gia vị.
- Bắc chảo lên bếp đun nóng với dầu ăn
- Cho thịt bò vào xào lăn và bỏ riêng ra một cái bát.
- Tiếp tục phi thơm tỏi trong chảo đã xào thịt bò, cho rau lang vào đảo nhanh với lửa to để rau được xanh và khi ăn sẽ giòn ngon hơn.
- Khi rau vừa chín tới cho thêm chút gia vị và bỏ bò vào xào cùng. Đảo nhanh tay rồi cho ra đĩa, rắc thêm ít hạt tiêu lên trên.
Rau xanh và trai cây rất tốt cho sức khoẻ nói chung và thai phụ khi mang thai nói riêng. Hãy đưa nhiều lại nguyên liệu lành mạnh vào thực đơn ăn hàng ngày mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!