Bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc được không? Theo các chuyên gia, cá lóc là thực phẩm bổ dưỡng cho cả mẹ và thai nhi ở 3 tháng đầu thai kì. Vì lúc này thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để hình thành và phát triển não bộ.
- Dinh dưỡng của cá lóc đối với bà bầu
- Bà bầu 3 tháng đầu có ăn cá lóc được không?
- Những lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc
- Bà bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc: Các món ăn ngon cho mẹ bầu thưởng thức
Dinh dưỡng của cá lóc đối với bà bầu
Cá lóc hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như cá quả, cá chuối, cá hoa ban,… Cá lóc có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến thành các món ăn thơm ngon. Thịt cá lóc ngọt và lành tính thích hợp để chế biến thành các món ăn hỗ trợ người bệnh.
Trong Đông Y, cá lóc có công dụng trừ phong, bổ gan, thận, xương và lợi tiểu. Bên cạnh đó, thịt cá lóc chứa nhiều khoáng chất và vitamin bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy trong 100 gram thịt cá lóc sẽ chứa khoảng 100 calo. Trong đó có 18,2% protein, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240 mg%, Fe 2,2mg% và một số khoáng chất khác.
- Cá lóc là loại cá khá phổ biến khắp Việt Nam
Bà bầu 3 tháng đầu có ăn cá lóc được không?
Nếu mẹ thắc mắc: “Bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc được không” thì câu trả lời là CÓ! Theo các chuyên gia, cá lóc là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cả mẹ và thai nhi ở giai đoạn đầu. Vì 3 tháng đầu thai kì, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để hình thành và phát triển não bộ. Với hàm lượng Omega 3 và DHA trong thịt, cá lóc được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Các chất trong thịt cá lóc rất có lợi cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
- Bà bầu nếu ăn được cá lóc sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé
Ngoài ra, việc sử dụng cá lóc vào những tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu an thai, giảm nguy cơ sinh non. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong thịt cá sẽ giúp mẹ bầu nhanh phục hồi sức khỏe và giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Sau sinh, nếu mẹ bị tắt sữa thì có thể ăn cá lóc để lợi sữa và tăng giá trị dinh dưỡng của sữa.
Những lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc
Cá lóc có giá trị dinh dưỡng cao và có ích với sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng cá lóc như thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết. Các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước. Sau đó cân đối và thêm cá lóc vào thực đơn hằng ngày để đa dạng dinh dưỡng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên sử dụng khoảng 350 gram thịt cá lóc đã nấu chín mỗi tuần. Lưu ý không được ăn cá sống hoặc tái do trong thịt cá có chứa các ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
- Mẹ bầu nên lưu ý cách chế biến cá tránh bị hốc xương
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cá lóc: Các món ăn ngon cho mẹ bầu thưởng thức
Cá lóc kho tộ
Nguyên liệu:
- 600 gram cá lóc
- Rau nêm: ớt, hành tím, hành lá,
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường trắng, tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Chế biến:
- Làm sạch cá và cắt khoanh vừa ăn khoảng 1,5cm đến 2cm một khoanh
- Cho dầu vào chảo nóng cùng đường để làm nước màu giúp món ăn đẹp hơn
- Xếp cá vào nồi đất ướp khoảng 10 phút với các loại gia vị và 2 trái ớt cắt nhỏ.
- Đun sôi nồi đất và đậy nắp đến khi sôi sấp nước. Cho thêm khoảng 200ml nước lọc và đậy nắp kho tiếp khoảng 15 đến 20 phút với lửa vừa.
- Nhấc nồi ra ngoài cho thêm tiêu, hành xắt nhỏ lên trên và thưởng thức món ăn.
Bánh canh cá lóc đơn giản
Nguyên liệu:
- 300 gram cá lóc
- Gia vị nêm, hành lá, tiêu xay
Chế biến:
- Cá lóc chế biến sạch và luộc với nước lọc. Sau khi cá chín thì vớt ra tách thịt cá để riêng với xương.
- Tiếp tục ninh phần nước luộc cá và xương cá khoảng 30 phút để tạo độ ngọt cho nước.
- Vớt xương cá ra và nêm nếm gia vị vào. Sau đó cho sợi bánh canh bột gạo vào nấu khoảng 1 phút để chín sợi bánh canh.
- Cho ra tô và xếp cá đã tách lên trên. Rắc tiêu kèm hành lên trên mặt tô và thưởng thức
Cá lóc nấu canh chua
Nguyên liệu:
- 500 gram cá lóc
- Rau nêm: me, đậu bắp, cà chua, rau muống, bạc hà, giá, thơm
- Gia vị: ớt, nước mắm
Chế biến:
- Cá lóc làm sạch cắt khúc hoặc để nguyên con cho vào nồi nấu với nước lọc.
- Sơ chế rau ăn kèm và cắt vừa ăn.
- Sau khi cá chín sẽ vớt cá ra ngoài và tiếp tục để nước sôi. Dùng rây để rây me chua vào nước luộc cá tạo độ chua.
- Nêm nếm phần nước vừa vị và cho các loại rau ăn kèm vào
- Sau khi rau chín thì tắt bếp và cho cá vào nồi lại để làm nóng cá
- Múc ra tô và thưởng thức cùng cơm và các món ăn khác.
Thông qua bài viết này, hi vọng các mẹ bầu sẽ hiểu hơn về việc ăn cá lóc cũng như giá trị mang lại cho sức khỏe thai kỳ.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!