Bầu uống rau má được không? Mẹ bầu có sức khỏe thai kỳ tốt thì thỉnh thoảng có thể uống rau má từ tháng thứ 4 trở đi. Mẹ không nên uống thường xuyên hoặc dùng thay cho nước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
- Tác dụng của rau má với mẹ bầu
- Tác hại khi uống nhiều rau má
- Bà bầu uống rau má được không?
- Những lưu ý cho mẹ bầu khi uống rau má
Bà bầu uống nước rau má có tác dụng gì?
Rau má được xem như một loại rau có khả năng giúp người dùng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Nhưng đối với mẹ bầu thì việc sử dụng nhiều rau má hằng ngày có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc có thể nặng hơn là những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai (theo trang Herbal Safety). Tốt nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ tuyệt đối không nên ăn hoặc uống rau má. Và từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì mẹ có thể sử dụng với lượng vừa phải và bắt buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ về cách dùng và liều lượng để đảm bảo an toàn nhé!
Theo thống kê, trong 100 gr rau má có chứa khoảng 88.2 gr nước, 3.2 gr protein, 1.8 gr carbohydrate, 4.5 gr cellulose, 3.7 mg vitamin C, 0.15 ml vitamin B1, 2.29 mg canxi, 2 mg phốt pho, 3.1 mg sắt, 1.3 mg beta-carotene cùng nhiều vi chất khác.
Bạn có thể chưa biết:
Tăng trí nhớ
Phụ nữ khi mang thai thường bị suy giảm trí nhớ do sự thay đổi các hormone nội tiết tố. Khi đó, uống rau má sẽ giúp não mẹ được cải thiện tốt hơn và không còn tình trạng “quên trước, quên sau”.
Rau má có nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn ảnh: istockphoto)
Giảm stress
Bà bầu uống rau má có tác dụng gì? Chất trierpenoids có trong rau má giúp làm giảm cơn lo lắng và tăng cường chức năng của thần kinh. Uống rau má khi cơ thể bị căng thẳng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Về lâu dài có thể ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm khi mang thai và sau sinh.
Làm đẹp, chống lão hóa
Với các chất chống oxy hóa tuyệt vời, rau má giúp làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo da, cho làn da mịn màng, trị mụn nhọt, kéo dài tuổi thanh xuân,…
Tốt cho hệ tim mạch
Bầu có uống được rau má? Rau má giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Đặc biệt, những mẹ thừa cân, béo phì sử dụng rau má sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch,…
Mau lành vết thương
Triterpenoidsau có trong rau má giúp làm tăng tốc độ làm lành của tế bào, tăng cường chất chống oxy hóa giúp vết thương mau lành hơn và làn da được phục hồi nhanh chóng.
Tác hại khi uống nhiều rau má
Nổi tiếng là một loại dược thảo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người nói chung và sức khỏe mẹ bầu nói riêng, thế nhưng, nếu lạm dụng, rau má cũng sẽ mang đến cho chúng ta những tác hại không ngờ. Không riêng rau má mà bất cứ loại thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn lạm dụng nó quá nhiều cũng sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là một số tác hại đối với mẹ bầu khi uống quá nhiều rau má:
Uống quá nhiều rau má không tốt như mẹ tưởng (Nguồn ảnh: istockphoto)
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Rau má là loại rau tiếp xúc thấp với mặt đất nên sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh kỹ trước khi ăn hoặc uống. Đặc biệt, nếu mẹ bầu có cơ địa yếu sẽ rất dễ bị tiêu chảy khi uống nước rau má sống.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long “Rau má có vị đắng, tính mát, với nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C,B, canxi,… dùng làm nước uống giải nhiệt rất tốt. Bên cạnh đó, rau má còn giúp cải thiện một số tình trạng bệnh như: mụn nhọt, sốt, lên sởi, hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch.
Tuy nhiên, rau má có tình hàn, rất dễ gây lạnh bụng. Do đó, khi uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Thông thường, rau má được chế biến sống với cách xay lấy nước uống, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những điều đó, nhiều người cho rằng việc bà bầu uống nước rau má có thể dẫn đến sảy thai, không tốt cho thai nhi”.
Gây nhức đầu
Nhiều mẹ bầu cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt nên ngày nào cũng ăn loại rau này hoặc uống nước rau má. Tuy nhiên, việc lạm dụng như vậy có thể gây nên tình trạng nhức đầu, chóng mặt, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Tăng lượng đường trong máu
Đa số chúng ta thường bỏ được vào rau má xay để uống vì rau má uống không có vị rất đắng. Tuy nhiên, việc nạp lượng đường quá nhiều vào cơ thể như vậy mỗi ngày khiến lượng cholesterol tăng cao, gây nên chứng tiểu đường thai kỳ cùng nhiều căn bệnh khác.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Theo nghiên cứu, rau má có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang điều trị với bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng không nên ăn rau má.
Bạn có thể chưa biết:
Vậy bà bầu uống rau má được không?
Rau má tuy có nhiều tác hại nhưng tác dụng của nó với sức khỏe mẹ bầu là không thể phủ nhận. Theo các bác sĩ khoa sản, nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường, sau 4 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hoàn toàn có thể uống rau má. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thỉnh thoảng với liều lượng vừa phải, không nên uống rau má hàng ngày.
Đặc biệt, với mẹ bầu có cơ địa yếu, sức khỏe kém, từng có tiền sử sảy thai, động thai, hệ tiêu hóa không ổn định, hoặc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, lượng cholesterol trong máu cao… thì mẹ bầu không nên uống nước rau má.
Những mẹ có cơ địa yếu khi mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước rau má để đảm bảo an toàn. Nước rau má xay từ rau chưa được rửa sạch, còn nhiều dư lượng thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ. Ngoài ra 1 số thành phần trong rau má có thể gây tương tác với các thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống trầm cảm nên mẹ nào mang thai mà đang sử dụng các thuốc này thì cũng nên lưu ý.
Mẹ bầu có thể uống nước rau má nhưng không nên uống quá nhiều (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể ăn rau má nhưng tốt nhất là nên chế biến cùng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò…
Với những tác dụng như trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau má trong thai kỳ. Chỉ cần chú ý những điều sau đây:
- Không ăn quá nhiều và liên tục: Vì rau má có đặc điểm dược tính cao, mẹ bầu không nên ăn rau má quá nhiều và liên tục từ 4 – 6 tuần. Khi ăn quá nhiều rau má, bà bầu có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Ngâm, rửa thật kỹ trước khi ăn: Mẹ hãy ngâm rau má với nước muối và rửa rau thật sạch trước khi chế biến. Ăn rau má sống có thể gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc do mẹ chưa rửa sạch được hết dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau. Vậy nên để an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ nên chế biến rau má thật chín trước khi ăn.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi uống rau má
Không uống rau má hằng ngày
Mỗi lần, mẹ chú ý chỉ nên uống khoảng 40 g rau má và không uống liên tục hằng ngày để tránh gây hại cho cơ thể.
Chọn nguồn cung cấp uy tín
Nên mua rau má trong siêu thị hoặc nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh mua phải rau má có chứa thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho cơ thể.
Rửa rau thật sạch
Vì rau má được dùng để xay uống sống nên mẹ phải rửa rau thật sạch và ngâm qua nước muối cẩn thận. Mẹ có thể lọc qua rây rồi mới uống hoặc uống nguyên xác rau.
Không cho quá nhiều đường
Nhiều bà bầu thích uống ngọt nên cho rất nhiều đường vào rau má. Điều này dễ gây tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho khoảng ½ muỗng cà phê/ly rau má để đảm bảo an toàn.
Như vậy, bà bầu uống rau má được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và cách mà mẹ chế biến cũng như vệ sinh rau trước khi sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu canh hoặc luộc chín rau má để ăn sẽ giảm nguy cơ bị tiêu chảy hơn là khi uống sống.
Nguồn tham khảo: Bà bầu uống được nước rau má không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!