Uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, uống nước mía sao cho đúng cách và hiểu rõ hơn các lợi ích của nước mía là rất quan trọng.
Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thì tốt cho sức khỏe của mẹ mà lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu nhé.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Tìm hiểu về nước mía
Với hơn 70% thành phần là các loại đường tự nhiên, nước mía là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nước mía cung cấp vitamin, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và 30 loại axit hữu cơ khác giúp bảo vệ da và tăng cường miễn dịch.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Nước mía là một loại thực phẩm có chứa nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì chứa nồng độ carbonhydrate cao nên không được khuyến cáo trên các mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Nếu như nước dừa được các chuyên gia nghiên cứu cho rằng không nên sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ kinh nghiệm dân gian kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ. Đặc biệt khi uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ sẽ mang lại lợi ích cho thai nhi.
Lợi ích khi uống nước mía 3 tháng cuối
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi
Trong tam nguyệt thứ 3 là thời điểm thai nhi hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất như canxi, sắt, kali, vitamin A,B,C. Đồng thời giúp cơ thể mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn khi uống nhiều nước mía trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía tối đa khoảng 3 lần/tuần. Mỗi ngày không quá 1 ly là đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi.
Cải thiện sức đề kháng cho mẹ
Hệ miễn dịch khi mang thai của mẹ yếu hơn bình thường. Các hợp chất chống oxy hóa trong nước mía sẽ làm tăng cường sức đề kháng. Ngăn ngừa cho chị em những căn bệnh như cảm cúm, sổ mũi.
Một lợi ích ít người biết đến mà thực phẩm này mang lại đó là chúng ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu thai kỳ , nước mía có thể dùng để hạn chế ốm nghén và ngăn ngừa nguy cơ táo báo cũng rất hiệu quả.
Bác sĩ Nam cho biết: Đối với mẹ bầu bình thường, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kì, nên bổ sung thêm nước mía vì những lợi ích sau:
– Cung cấp protein cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là tế bào thần kinh.
– Cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp mẹ bầu phòng tránh viêm nhiễm, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
– Ngăn ngừa táo bón do trong nước mía có chứa nhiều kali, giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn.
– Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nhờ hỗ trợ cân bằng nồng độ bilirubin, giúp gan khỏe mạnh.
Vào 3 tháng cuối thai kì, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé tăng cao do thai nhi phát triển vượt bậc về kích thước và cân nặng trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn các giai đoạn trước đó, thông thường khoảng 200ml nước mía uống cách ngày.
Một số lưu ý khi uống nước mía
Thời gian lý tưởng để uống nước mía
Vì nước mía có tính hàn làm lạnh bụng, nên thời điểm uống nước mía trong ngày cũng rất quan trọng để tránh gây khó chịu. Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía 1 lần, hạn chế uống nước mía vào sáng sớm và buổi tối sẽ ảnh hưởng dạ dày và hệ tiêu hóa. Mẹ chỉ nên uống nước mía để giải khát trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy.
Không uống quá nhiều nước mía trong 3 tháng cuối
Bất kỳ món ăn hay thức uống nào cho bà bầu đều cần lưu ý về liều lượng, nếu sử dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng, nhưng nếu sử dụng nước mía hằng ngày trên 300ml sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Bầu 3 tháng cuối đừng nên sử dụng thuốc với nước mía
Nếu bạn đang sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc đông máu thì không nên uống với nước mía. Dưỡng chất policosanol trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Khi sử dụng các thuốc chức năng cùng với nước mía sẽ vô hiệu tác dụng của thuốc chức năng, và ngược lại.
Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh
Mía là thực phẩm thiên nhiên, nên uống tốt nhất khi vừa chế biến xong. Vì lượng đường cao trong mía khi ở nhiệt độ thấp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Mẹ bầu hạn chế uống nước mía lạnh
Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh dễ làm mẹ bầu bị sốt, viêm họng và mắc các bệnh hô hấp.
Qua bài viết này, theAsianparent hi vọng đã giúp các chị em đã hiểu đúng về cách uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ và những lợi ích mà thực phẩm giàu dinh dưỡng này mang lại cho mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!