Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ ít nhiều bị xáo trộn hormone và nội tiết tố. Do đó, nhiều người gặp tình trạng nổi mụn khi mang thai. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu nổi mụn là gì? Trị mụn khi mang thai có có hưởng đến sức khoẻ thai nhi trong bụng không? Hãy theo dõi nhé!
Tại sao bà bầu nổi mụn?
Nguyên nhân khi bà bầu nổi mụn là do trong thời gian này nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi đột ngột có thể dẫn đến rối loạn. Khi mang thai thì chất androden được tiết ra nhiều, làm tăng kích thích sản sinh bã nhờn trên da, kết hợp với bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến hình thành mụn nhanh chóng. Mụn không chỉ ở trên mặt mà còn ở khắp cơ thể.
Bình thường mụn sẽ khởi phát và trở nên tệ hơn trong những tháng đầu, sau khi sinh sẽ giảm bớt. Nhưng nếu để mụn quá lâu trên mặt, mụn mọc nhiều hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp thẩm mỹ, trị mụn không đúng cách có thể gây sẹo thâm, vết thâm, sẹo rỗ trên da.
Vì thế bà bầu bị nổi mụn trên mặt dễ sinh tâm lí buồn phiền và tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bà bầu nổi mụn có ảnh hưởng gì không?
Phụ nữ có thai bị nổi mụn về cơ bản sẽ không gây hại trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé vì đây là hiện tượng thông thường do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Hầu hết, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3 tháng đầu (khoảng thời gian hormone trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều nhất). Tới khi sinh con xong thì các nốt mụn cũng dần biết mất.
Tuy nhiên, một số người bị nhiều mụn, kéo dài trong suốt thai kỳ khiến tâm lý bị ảnh hưởng do mẹ bầu suy nghĩ, bận tâm quá nhiều, thậm chí ám ảnh về nó. Chị em luôn cảm thấy tự ti, buồn chán vì cho rằng mình xấu xí, sợ chồng chán, chồng chê….
Tâm trạng không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng, nhiều người còn bị tự kỷ. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, áp lực. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu nổi mụn nên làm gì? Tự điều trị có gây nguy hiểm không?
Một số trường hợp phụ nữ có thai bị nổi mụn, do nóng lòng muốn điều trị nên mua kem hoặc tự uống thuốc để trị mụn. Tuy nhiên, điều này mang lại không ít nguy cơ, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vì hầu hết các loại kem trị mụn đều có chứa chất isotretinoin – chất chống chỉ định cho thai phụ vì có thể gây dị tật thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh quái thai.
Một số loại thuốc khác như viên nội tiết giúp ngăn ngừa mụn, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin cũng không được dùng khi mang bầu. Ngoài ra, trong kem trị mụn còn có các thành phần benzoyl peroxide và hydrocortisone, retinoid, axit salicylic. Những chất này giúp ức chế, điều trị mụn hiệu quả nhưng phụ nữ có thai sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nhịp tim của bé.
Vì vậy, phụ nữ có thai bị nổi mụn muốn sử dụng thuốc hay các loại kem trị mụn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện mụn bằng cách:
Trị mụn từ bên trong
- Như đã nói ở trên thì phụ nữ có thai bị nổi mụn là do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, cách để cải thiện hiệu quả, nhanh chóng tình trạng này là cân bằng nội tiết. Trước hết là thông qua chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 (trong cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…)
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm, hoa quả.
- Tránh ăn đồ ăn nhanh, những chất quá béo, quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống chứa nhiều caffeine và các chất kích thích như chè, rượu bia… gây rối loạn nội tiết tố nữ.
- Bổ sung vitamin B, vitamin E… để dưỡng da khỏe mạnh, tránh bị vi khuẩn tấn công gây mụn.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tạo thói quen sinh hoạt, làm việc, đúng giờ giấc, không thức quá khuya.
Chăm sóc da bên ngoài
- Giữ cho làn da sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần/ngày.
- Phụ nữ có thai bị nổi mụn tốt nhất nên hạn chế trang điểm, gây bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn phát triển. Nếu có, cần tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm.
- Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để hạn chế tác động từ tia cực tím.
- Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên (2 lần/tuần). Nếu có thời gian, chị em có thể đắp mặt nạ dưỡng da bằng các nguyên liệu thiên nhiên (tinh bột nghệ, yến mạch…) hoặc sử dụng loại mỹ phẩm có nguồn gốc thảo dược, lành tính, phù hợp với làn da.
- Không tùy tiện sử dụng các loại kem trị mụn, nếu muốn, phải theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng qua bài viết này chị em đã biết được nguyên nhân cũng như cách trị mụn an toàn khi mang thai nhé!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!