Mang thai có được nặn mụn không? Khi có thai, mẹ bầu không nên nặn mụn vì sẽ kích thích vết mụn viêm sưng to hơn. Làn da cũng sẽ lên sẹo và thâm rất khó chữa sau khi hết mụn.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân mẹ mang thai bị nổi mụn
- Mẹ bầu có được nặn mụn không? Chăm sóc da mụn thế nào?
- Lưu ý khi điều trị mụn lúc mang thai
Lý giải nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn
Thời kỳ mang thai thường gây ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể phụ nữ mà nổi mụn là một trong những dấu hiệu rất bình thường. Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều chị em tự dưng bị nổi mụn là sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Lúc này, nội tiết tố androgen nam tăng cao khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, mụn sinh sôi không chỉ trên mặt mà có thể trên khắp cơ thể.
Mụn trong thai kỳ chủ yếu do thay đổi hormone (Nguồn ảnh: istockphoto)
Một nguyên nhân khác là do khi mang thai, hệ miễn dịch suy giảm khiến làn da của phụ nữ trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Do đó, những yếu tố từ môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn, thời tiết đều có thể dễ dàng tác động đến làn da và gây mụn.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, lo lắng cộng thêm việc trằn trọc, khó ngủ cũng là tác nhân gây nổi mụn.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không khi bị đau bụng và tiêu chảy?
Nên chăm sóc da mụn thế nào? Mang thai có được nặn mụn không?
Nhiều chị em khi thấy làn da bị nổi mụn xấu xí thì rất lo lắng và tìm đủ mọi cách để điều trị cho hết mụn. Tuy vậy, vì làn da mụn nhạy cảm cộng thêm việc đang mang thai nên nếu điều trị tùy tiện rất dễ dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn.
Vậy mang thai có được nặn mụn không? Khi có thai, mẹ bầu không nên nặn mụn vì sẽ kích thích vết mụn viêm sưng to hơn. Làn da cũng sẽ lên sẹo và thâm rất khó chữa sau khi hết mụn.
Mẹ bầu không nên nặn mụn (Nguồn ảnh: istockphoto)
Các loại mỹ phẩm điều trị mụn lại thường chứa nhiều hóa chất khiến chị em lo sợ không dám sử dụng. Vậy có cách nào để trị mụn hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu không?
Chăm sóc da an toàn tự nhiên
Một yếu tố cơ bản bắt buộc cho mọi làn da đẹp là phải vệ sinh sạch sẽ. Bà bầu nên rửa mặt tối thiểu 2 lần/ngày. Có thể rửa bằng nước sạch hoặc với sữa rửa mặt có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, hạn chế chất hóa học.
Hạn chế không trang điểm đậm hoặc trang điểm quá lâu. Khi về nhà cần tẩy trang rồi rửa mặt kỹ càng. Không nên dùng nước tẩy trang có chứa cồn vì sẽ làm da mụn trầm trọng hơn.
Sử dụng các loại kem chống nắng lành tính mỗi khi ra đường để bảo vệ da khỏi tia tử ngoại có hại, gây nám da. Thường xuyên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để làn da thông thoáng và sạch sẽ.
Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và mặt nạ để làn da mịn màng, sáng hồng hơn. Tuy vậy, chỉ nên sử dụng mỹ phẩm có thương hiệu uy tín, chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.
Mẹ nên dùng sản phẩm thiên nhiên để làm đẹp (Nguồn ảnh: istockphoto)
Chị em cũng có thể tự làm các loại mặt nạ thiên nhiên lành tính tại nhà như mặt nạ mật ong, sữa chua, nghệ, yến mạch…
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ bầu đau đầu thắc mắc liệu: “Bầu có được dùng mỹ phẩm không?”
Chăm sóc da từ bên trong
Các biện pháp tác động đến da từ bên ngoài thường chỉ là phần nổi mà bí quyết quan trọng nhất để sở hữu làn da đẹp là chăm sóc từ bên trong. Nguyên nhân chính gây mụn ở thai kỳ là sự rối loạn nội tiết tố.
Do đó, mẹ bầu nên cân bằng lại nội tiết tố bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 (Trong cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…)
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp làn da mịn màng hơn và giảm tình trạng táo bón.
Bà bầu nên tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, thức ăn nhanh chiên rán hoặc thực phẩm quá mặn hay quá ngọt.
Có thể bổ sung thêm các loại vitamin B, vitamin E hay vitamin C để tăng đề kháng và giúp làn da mịn màng, giàu sức sống.
Ngoài ra, luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh xa căng thẳng và mệt mỏi cũng là chìa khóa để mẹ bầu duy trì làn da đẹp trong thời kỳ mang thai.
Chế độ ăn nhiều rau củ giúp hạn chế mụn (Nguồn ảnh: istockphoto)
Chăm sóc da an toàn tự nhiên
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên mẹ:
- Nếu bị mụn quanh vùng chân tóc thì nên gội đầu hàng ngày
- Tránh sử dụng mỹ phẩm gốc dầu vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn thêm nghiêm trọng
- Giữ cho mái tóc sạch sẽ và không chạm vào mặt, không tùy tiện dùng tay hoặc vật dụng khác xoa lên mặt.
- Mẹ đổ mồ hôi nhiều cần chú ý vệ sinh khăn, mũ, khẩu trang thường xuyên.
Lưu ý đặc biệt khác trong việc điều trị mụn
Bà bầu không nên tùy ý sử dụng các loại kem điều trị mụn mà nên thông qua sự tư vấn từ bác sĩ da liễu. Trong các loại kem này thường chứa benzoyl peroxide và hydrocortisone, retinoid, axit salicylic. Những hoạt chất này rất hiệu quả trong việc trị mụn nhưng lại ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nhịp tim của thai nhi.
Ngoài ra, hầu hết các loại kem trị mụn đều có chứa chất isotretinoin – chất chống chỉ định cho thai phụ vì có thể gây dị tật thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh quái thai. Do đó, mẹ bầu cần hết sức cân nhắc khi trị mụn bằng các sản phẩm này.
Nổi mụn là tình trạng hết sức bình thường xảy ra trong thai kỳ. Mang thai có được nặn mụn không quá quan trọng. Chỉ cần biết chăm sóc da đúng cách thì chị em sẽ mau chóng lấy lại được làn da đẹp mà không cần quá lo lắng.
Nguồn tham khảo: Mụn trứng cá khi mang thai – Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!