Có thai ăn chua được không? Việc ăn chua giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng thai nghén của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ nên ăn một lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Vì sao khi mẹ có thai lại thèm chua?
- Có thai ăn chua được không?
- Ăn đồ chua có gây hại cho mẹ và thai nhi không?
- Những thực phẩm có vị chua tốt cho mẹ bầu
Các bà bầu thường buồn nôn, ăn ít, chán ăn v.v hay còn gọi là ốm nghén. Tùy theo cơ địa nhưng một số mẹ bầu thường gặp khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa. Chẳng hạn, có những mẹ có bầu không thích ăn chua nhưng có những mẹ lại cực thích những trái cây có vị chua như mận, xoài, cóc, nho chua, dâu,… vì trong đó có chứa Acid, kích thích dạ dày và tăng sự ngon miệng. Thế nhưng, chua là một chất có hại cho dạ dày. Do đó, nhiều ba bầu đã băn khoăn bà bầu ăn chua được không.
Vì sao khi mẹ có thai lại thèm chua?
Các chuyên gia giải thích rằng hiện tượng thèm chua xuất hiện từ giai đoạn đầu thai kỳ là do hormone thúc đẩy tuyến tính màng lông khiến cho hệ bài tiết vị toan bị ức chế làm lượng vị toan bài tiết ra giảm đáng kể. Lâu dần hiện tượng này làm giảm hoạt tính của men tiêu hóa và thúc đẩy sự đòi hỏi các thực phẩm giàu axit để cân bằng lại hoạt động này.
Các thực phẩm có chứa vị chua rất giàu axit có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, nâng cao hoạt tính của men tiêu hóa, thúc đẩy ruột co bóp, tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Do đó, các mẹ bầu khi ăn các loại quả như mận, xoài, khế, cóc, dứa, táo, nho… lại cảm thấy dễ chịu, ngon miệng, bớt ốm nghén và kích thích thèm ăn hơn.
Có thai ăn chua được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ cho con bú ăn đồ chua có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Có thai ăn chua được không?
Có bầu ăn chua được không? Thèm chua trong thai kỳ hoàn toàn là cơ chế bản năng và không đáng lo ngại. Bởi hầu hết các loại trái cây có vị chua đều giàu vitamin C – loại dưỡng chất có tác dụng quan trọng đối với thai nhi trong việc hình thành tế bào, cấu thành các bộ phận, tăng cường hoạt động tạo máu, hỗ trợ hấp thu sắt, canxi.
Ngoài ra, vitamin C còn làm cho mẹ bầu có sức đề kháng cao hơn và cung cấp lượng vitamin C tương đối cho em bé trong bụng. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại quả có vị chua với liều lượng thích hợp, vừa tốt cho mình vừa có lợi cho bé.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Vitamin C là dưỡng chất hỗ trợ hấp thụ sắt cho mẹ bầu nhờ đó cải thiện tình trạng thiếu máu thai kỳ thường gặp. Mẹ bầu có thể bổ sung Vitamin C có trong các loại trái cây như chanh, bưởi, cam…Tuy nhiên, liều lượng Vitamin C cần thiết cho mẹ bầu chỉ ở khoảng 80mg/ ngày, mẹ bầu không nên vượt quá giới hạn này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi”.
Ăn đồ chua có gây hại cho mẹ và thai nhi không?
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng các mẹ chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này với mục đích điều tiết lại chế độ ăn uống và giảm bớt ốm nghén. Các mẹ không nên ăn quá nhiều trái cây có vị chua, nhất là các loại trái cây chưa chín và đậm vị chua như xoài xanh, cóc, me… Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu mẹ bầu ăn quá nhiều đồ chua thì nồng độ pH trong cơ thể có thể giảm, dễ gây ra mỏi mệt, nồng độ axit tăng cao và thèm ăn nhiều hơn.
Nếu mẹ bầu chỉ ăn đồ chua thì thai nhi trong bụng sẽ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để phát triển, thậm chí gây ra một số dị tật ở thai nhi. Đặc biệt, nếu mẹ bầu thèm và ăn thường xuyên các loại đồ chua được chế biến qua tẩm ướp, không có lợi như dưa muối thì hoàn toàn không tốt, cần phải tránh.
Những thực phẩm có vị chua tốt cho mẹ bầu
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể chọn bổ sung những thực phẩm chua sau đây
Có thai ăn chua được không và nên ăn thực phẩm nào tốt?
Phúc bồn tử
Phúc bồn tử hay còn gọi là quả mâm xôi là loại quả được trồng phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ, còn ở Việt Nam loại cây này phổ biến ở Đà Lạt, Sapa. Quả khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp, mùi vị gần giống quả dâu tây nhưng chua hơn. Phúc bồn tử chứa nhiều vitamin C, pectin, fructoz, axit ellagic, chất xơ, axit folic, omega-3, vitamin K, vitamin E và các loại khoáng chất như mangan (41%), Mg, Cu, Zn, K…
Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn phúc bồn tử như một món ăn vặt rất tốt cho sức khỏe. Bởi quả phúc bồn tử có tác dụng chống ốm nghén. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm đẹp da, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, kháng viêm, cải thiện tiêu hóa, tốt cho xương. Mẹ bầu có thể kết hợp phúc bồn tử với sữa chua không đường và các loại hạt để có một món ăn vặt hết sức ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
Quả thanh mai tốt cho mẹ mang thai
Thanh mai thuộc họ Dâu rượu Myricaeae. Loại cây này mọc hoang tại nhiều tỉnh phía bắc nước ta, đặc biệt là miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Quả thanh mai có vị hơi chua, có tính mát nên khá tốt cho sức khỏe bà bầu, nhất là những bà bầu có hiện tượng nóng trong.
Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra, trong quả thanh mai có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Lượng vitamin C dồi dào trong quả thanh mai có tác dụng chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng khoáng chất trong quả thanh mai còn tốt cho máu, não, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, quả thanh mai cón chứa chất OPC, tốt cho những người bị viêm khớp hoặc mắc một số bệnh viêm nhiễm khác. Hàm lượng vitamin E dồi dào trong quả thanh mai có tác dụng làm đẹp da, cải thiện một số vấn đề về da như mụn nhọt, dị ứng da trong thời kỳ mang thai.
Thanh mai có thể được ăn tươi hoặc ngâm với đường, mật ong làm thức uống giải khát.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ bầu ăn rau củ muối chua có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thai ăn chua hoàn toàn được, mẹ hãy thử táo xanh nhé!
Táo xanh là loại quả hết sức phổ biến trong thực đơn của các gia đình hiện nay. Đây cũng là loại quả tương đối thích hợp cho bà bầu. Trong quả táo xanh có chứa rất nhiều Pectin, có khả năng ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, cholesterol máu cao, hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm táo bón hữu hiệu, cải thiện sự thèm ăn, phòng ngừa tiền sản giật và giàu vitamin A, C, B6.
Ngoài táo xanh, các mẹ cũng có thể sử dụng táo ta, vừa rẻ vừa biết rõ nguồn gốc mà tác dụng cũng tương tự.
Nho
Nhiều người ví nho là “người bạn của bà bầu” vì rất nhiều tác dụng tích cực mà loại quả này mang lại.
Nho có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, B1; Beta-carotene; Phốt-pho; Canxi; Sắt; Ma-giê; A-xít folic; Omega-3 và DHA; chất xơ…
Quả nho có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, thúc đẩy chức năng tạo máu, giúp mẹ bầu ít nguy cơ bị thiếu máu và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn, hỗ trợ hình thành hệ xương và răng cho bé, phòng ngừa thiếu máu, giúp giảm các vấn đề ở hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng thận, sức đề kháng, trao đổi chất, giảm phù nề… Tuy nhiên, trong quả nho có chứa nhiều đường nên các mẹ có tiền sử hoặc nguy cơ tiểu đường thai kỳ cần tránh ăn nho.
Phụ nữ mang thai ăn chua là phù hợp với nhu cầu sinh lý và dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu nào xuất hiện cảm giác thèm chua và thích ăn đồ chua thì không phải lo lắng. Song, phải có giới hạn nhất định, không tập trung vào ăn mỗi đồ chua mà bỏ quên thực đơn dinh dưỡng khác.
Nguồn tham khảo: Các loại Vitamin và khoáng chất không thể thiếu trong thai kỳ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!