Từ tháng thứ 3-6:
Trẻ hình thành xong hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đại loại đã hình thành hình dạng và các bộ phận cơ thể con người như chân – tay… Bây giờ là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác… là những cơ quan cảm nhận và cử động.
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân? Chế độ ăn vào con không vào mẹ lúc này nên chứa nhiều canxi và sắt như hải sản. Các mẹ nên ăn uống như bình thường, hạn chế tinh bột và không ăn đồ ngọt, đồng thời bổ sung nhiều rau quả, trái cây. Ăn đồ ngọt nhiều trong quá trình mang thai sẽ bị tiểu đường thai kỳ dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có thể dẫn đến bé bị các bệnh tim mạch.
Nếu mẹ hay bị đói thì nên ăn nhiều hoa quả để chống đói. Mẹ nào thèm ăn cơm nên chia nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa chỉ mấy thìa cơm nhỏ để ăn cho đỡ thèm.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu ăn thanh long được không? Một số lưu ý cho mẹ khi ăn thanh long
Từ tháng thứ 6–9:
Thai nhi phát triển về da và thịt, đại loại là lớp mỡ dưới da. Giai đoạn này giúp bé bớt nhăn nheo hơn những tháng trước nên cần phát triển về cân nặng. Nên đây là giai đoạn ăn nhiều tinh bột và uống sữa nhiều để tăng cân nhanh.
Trong thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày, ngày uống 2-3 ly sữa. Trẻ sẽ phát triển về chỉ số cân nặng nhanh. Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt.
Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và mỗi ngày uống 2-3 ly sữa (Ảnh: istockphoto)
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cũng không nhất thiết phải uống sữa bầu mà có thể uống sữa tươi không đường. Cũng cần chú ý hạn chế đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt, tránh xa đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều calo và dầu mỡ.
Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ nên chú ý đừng ăn quá no để dạ dày không phải chịu quá nhiều áp lực, đồng thời cân nặng cũng được kiểm soát tốt hơn. Không nên ăn quá muộn vào buổi tối gây khó ngủ, tốt nhất là nên ăn trước 9h tối.
Các loại vitamin tổng hợp cũng là cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Việc tăng cân cũng cần kiểm soát, tăng vừa đều, không đột ngột. Lúc này bà bầu cũng chỉ cần ăn một lượng vừa phải khoảng 400 kcal (tương đương 2 bát cơm trắng hoặc 2 ly sữa) mà thôi. Các mẹ tăng cân nhiều quá vừa không tốt cho sức khỏe lại làm cơ thể không phản ứng kịp khiến da không co giãn, đàn hồi kịp sẽ dễ bị rạn da và sau sinh da bị chảy xệ.
Việc ăn quá nhiều không những không mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi mà còn khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng, trở nên nặng nề và phải đối mặt với các nguy cơ tiểu đường, huyết áp, sản giật trong thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh thường và mẹ phải nhờ đến sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Bên cạnh đó, cách ăn uống vào con không vào mẹ chỉ phù hợp với các mẹ có cơ địa và thể trạng bình thường. 1 số mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, kém ăn nên thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống đầy đủ nhất. Ưu tiên hàng đầu lúc này không chỉ là em bé mà còn là sức khỏe của mẹ nữa. Với các mẹ có bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch… cũng nên được tư vấn về dinh dưỡng và hạn chế ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Trên đây là câu trả lời cho bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ theo các giai đoạn thai kỳ – mẹ bầu nhớ kỹ nhé!
Nguồn tham khảo: Mẹ bầu ăn gì để thai nhi phát triển tốt? – Sức khoẻ & Đời Sống
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!