Mang thai là một quá trình dài nhiều chông gai và thử thách. Để ôm được con yêu vào lòng, mẹ bầu cần trải qua bao rủi ro nguy hiểm. Nhận biết được các biến chứng khi mang thai thường gặp sẽ giúp chị em ý thức và chăm lo sức khoẻ thai kỳ của mình tốt hơn.
1. Giai đoạn đầu thai kỳ
Biến chứng khi mang thai
Mang thai ngoài tử cung
Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai. Nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.
Sảy thai
Đây là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15% thai kì giai đoạn sớm. Nguyên nhân sảy thai thường do có sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai. Làm cho phôi thai không tương thích được với cuộc sống. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại và có một thai kì khoẻ mạnh sau lần sảy thai trước đó.
Nhiễm trùng khi mang thai
Mẹ bầu bị nhiễm một số loại vi khuẩn hay virus gây bệnh có thể gây hại cho cả mẹ và bé với những hậu quả như dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ví dụ như bị viêm phụ khoa do vi khuẩn, nấm, viêm tiết niệu…
2. Giai đoạn giữa thai kỳ
biến chứng khi mang thai
Thiếu máu
Có thể gặp trong suốt thai kỳ do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm khá thấp trong tử cung, che chắn một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung. Thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra của thai nhi khi sinh. Có thể phải sinh mổ tuỳ thuộc mức độ nhau tiền đạo.
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Tần suất xảy ra khoảng 10% thai kì. Khả năng gặp cao hơn ở các trường hợp sinh con đầu lòng, hoặc mẹ lớn tuổi mang thai hoặc bà mẹ có hơn 4 con trước đó. Kích thước thai nhi được ước lượng khi thăm khám bụng bằng tay, nếu có nghi ngờ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị thêm siêu âm cho bạn. Siêu âm sẽ giúp ước lượng chính xác kích thước thai nhi khi so sánh với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng bình thường.
Sinh non
Sinh non xuất hiện trong khoảng 7% trường hợp mang thai. Thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai từng bị biến chứng, có tiền sử sinh non trước đó, hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng thuốc hoặc có bệnh răng miệng. Nếu việc sinh nở không thể trì hoãn được khi em bé chưa trưởng thành, bác sĩ có thể chỉ định dùng steroids để giúp phổi thai phát triển hơn.
3. Các biến chứng trong giai đoạn cuối thời kỳ mang thai
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Xảy ra ở tĩnh mạch chân, thỉnh thoảng có thể xảy ra ở tĩnh mạch chậu trong thai kì. Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Biến chứng này có thể điều trị bằng thuốc kháng đông máu.
Tăng huyết áp
Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé. Điều này lý giải vì sao luôn phải kiểm tra huyết áp trong quá trình mang thai.
Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.
Tiểu đường thai kỳ
Là một biến chứng xảy ra khoảng 1-3% ở phụ nữ mang thai. Nhau thai có thể tạo ra nội tiết tố làm thay đổi tác động của insulin trong cơ thể. Trường hợp nhẹ, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn phù hợp, có khi cần chích thêm insulin. Tiểu đường thai kì có thể làm tăng khả năng bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thật sự về sau.
Bong nhau thai
Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa khi mà nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Ngoài ra, cũng có thể gặp trường hợp chảy máu âm đạo rất nhiều. Biến chứng này cần thiết phải mổ lấy thai cấp cứu.
Có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của thai kì khi bà mẹ để ý thấy có thay đổi trong cơ thể hoặc em bé ngừng cử động. Cần làm siêu âm để chẩn đoán chắc chắn. Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân hay lý do rõ ràng giải thích vì sao thai tử vong trong tử cung, điều này cũng khiến cho ba mẹ và gia đình rất khó chấp nhận.
4. Biến chứng trong quá trình vượt cạn
Băng huyết
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.
Chuyển dạ kéo dài
Trong trường hợp chuyển dạ kéo dài (đặc biệt là trong các ca sinh lần đầu), cả sản phụ và trẻ đều phải đối mặt với một số biến chứng như: nhiễm trùng (nhiễm trùng ối dẫn đến nhiễm trùng máu, da…), băng huyết sau sinh.
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con vô cùng cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Phòng tránh: Những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường. Do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp
Theo theAsianparent
Xem thêm
Biến chứng thai kỳ các mẹ bầu cần theo dõi!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!