Bong nhau thai nguy hiểm vô cùng, mẹ bầu không nên chủ quan!

- 11 bức ảnh nghệ thuật sống động về nhau thai của bé sơ sinh
- Sự thật về bước đẻ cuối cùng giúp mẹ phòng tránh biến chứng băng huyết
Bong nhau thai nguy hiểm vô cùng, mẹ bầu không nên chủ quan
Bong nhau thai là gì?
Nguyên nhân gây ra bong nhau thai là gì?
Nguyên nhân chính gây bong nhau thai chưa được xác định rõ, nhưng không phải do di truyền.
Sang chấn khi mang thai cũng có thể gây ra nhau bong non:
- Chấn thương trực tiếp ở vùng bụng (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, do tai nạn sinh hoạt, do bị đánh hoặc ngã khi lao động);
- Do vết kim đâm vào lá nhau không đúng chỗ, gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau nhau gây ra nhau bong.
Nếu thủ thuật ngoại xoay thai của bác sĩ sản khoa không đúng kỹ thuật, làm kéo dây rốn cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhau bong non ở bệnh nhân.
Những triệu chứng và dấu hiệu của bong nhau thai?

bong nhau thai
Các triệu chứng chung là:
- Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai.
- Các cơn co thắt gây đau.
- Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng.
Ngoài ra, tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của bong nhau thai (độ I, II, III), các triệu chứng có thể khác nhau:
- Độ I: có hiện tượng chảy máu nhẹ từ âm đạo, các cơn co thắt tử cung nhẹ, sinh hiệu ổn định, và nhịp tim của thai nhi ổn định. Xét nghiệm đông máu bình thường.
- Ở độ II: có hiện tượng chảy máu vừa phải, co thắt bất thường, huyết áp thấp, suy thai, và đông máu bất thường.
- Độ III: nặng nhất; Hiện tường này xuất hiện chảy máu và co thắt mạnh, huyết áp rất thấp, thai chết, và khó đông máu.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

bong nhau thai
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Tiền căn nhau bong non: Nếu bạn đã từng bị bong nhau thai, bệnh có nguy cơ tái phát cho lần mang thai tiếp tiếp.
- Huyết áp cao: Cao huyết áp làm tăng nguy cơ ở thai phụ.
- Chấn thương bụng: Chấn thương vùng bụng của bạn (ví dụ như tai nạn giao thông) làm tăng khả năng bong nhau thai
- Lạm dụng chất gây nghiện: Bệnh có khả năng tiến triển trầm trọng hơn nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng cocaine khi mang thai.
- Vỡ ối sớm: Trong thời gian mang thai, thai nhi được bao bọc và đệm bởi một màng chứa đầy dịch lỏng gọi là túi ối. Nguy cơ tăng nếu túi ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Rối loạn trong quá trình đông máu: Bất cứ tình trạng làm suy yếu khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ.
- Đa thai: Nếu bạn sinh đôi hay sinh ba, việc sinh bé đầu tiên có thể dẫn đến những thay đổi trong tử cung, gây bong nhau thai trước khi bé sau ra đời.
- Tuổi của bạn: Nhau bong non phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là sau 40 tuổi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhau bong non?
Việc điều trị được diễn ra trong bệnh viện và bác sĩ phải ổn định tình trạng của bạn trước. Bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, tiêm thuốc để ổn định huyết áp và duy trì lưu lượng nước tiểu ổn định. Trong vài trường hợp khẩn cấp, bác sĩ cần mổ lấy đứa bé hoặc truyền máu.
Hầu hết trẻ sơ sinh đã đủ tháng trong tình trạng nhau bong nhẹ có thể được sinh tự nhiên, nhưng cần một bác sĩ chuyên khoa sản nhi chăm sóc đặc biệt.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhau bong non?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhau bong non:
- Khám tiền sản sớm và liên tục để phát hiện và điều trị kịp thời tại nhau bong non tại bệnh viện.
- Điều trị các bệnh như tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp sớm để giảm nguy cơ nhau bong non.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
-Ele Luong-