Thiếu ối là tình trạng có quá ít nước ối, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thai nhi và người mẹ.
Nước ối là gì?
Dịch ối được tạo ra ngay sau khoảng 12 ngày thụ thai. Ban đầu được tạo thành từ nước cung cấp bởi người mẹ, và sau khoảng 20 tuần thì nước tiểu bào thai trở thành nguồn chính.
Khi bào thai lớn lên, bé sẽ di chuyển và nhào lộn trong bụng mẹ nhờ sự giúp đỡ của nước ối. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bé sẽ bắt đầu thở và nuốt nước ối.
Trong một số trường hợp, nước ối người mẹ có thể quá thấp hoặc quá cao. Nếu lượng nước ối quá thấp tức là bạn đang trong tình trạng bị thiếu ối.
Như thế nào được cho là thiếu ối?
Thiếu ối là tình trạng có quá ít nước ối. Các bác sĩ có thể đo lượng nước ối thông qua một vài phương pháp khác nhau, phổ biến nhất là đánh giá chỉ số nước ối (AFI) hoặc đo độ sâu túi ối.
Nếu AFI dưới 5 cm (thấp hơn đường percentile 5) hoặc không có độ sâu 2-3 cm, hay thể tích nước ối nhỏ hơn 500mL ở tuổi thai 32-36 tuần, bạn có thể được chẩn đoán thiếu ối.
Khoảng 8% phụ nữ mang thai có mức nước ối thấp, trong số đó có khoảng 4% được chẩn đoán là thiếu ối. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi mang thai, nhưng nó phổ biến nhất trong ba tháng cuối.
Nếu một người phụ nữ đã quá ngày dự sinh của mình khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn, cô ấy có nguy cơ bị dịch ối thấp vì chất lỏng có thể giảm một nửa sau khi thai được 42 tuần tuổi.
Điều gì gây ra thiếu ối?
Di tật bẩm sinh. Hệ tiết niệu và thận của thai nhi không phát triển khỏe mạnh hoặc đường dẫn nước tiểu bị đóng, bé sẽ không thể duy trì cơ chế nuốt nước – đi tiểu như bình thường.
- Các vấn đề về nhau thai – Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai, bé có thể ngừng tái chế nước ối.
- Rò rỉ hoặc vỡ màng ối – Nước ối có thể chảy nhiều hoặc rò rỉ do rách túi ối. Sớm vỡ ối có thể dẫn đến cạn ối.
- Quá ngày dự sinh – thường là kéo dài hơn 42 tuần lượng nước ối sẽ thấp xuống, là kết quả của việc giảm chức năng nhau thai.
- Các biến chứng của người mẹ – Các yếu tố như mất nước của mẹ, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường và tình trạng thiếu oxy mãn tính có thể ảnh hưởng đến mức nước ối.
Nguy cơ khi nước ối quá ít
Những rủi ro liên quan đến tuổi thai. Nước ối là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ, chân tay, phổi và hệ tiêu hóa thai nhi.
Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé bắt đầu thở và nuốt nước ối để giúp phổi phát triển và trưởng thành. Nước ối cũng giúp bé phát triển cơ và chân tay bằng cách cung cấp nhiều không gian cho bé di chuyển.
Nếu thiếu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ, các biến chứng có thể nghiêm trọng hơn và bao gồm:
- Túi ối chật chội chèn ép thai nhi dẫn đến dị tật bẩm sinh
- Tăng nguy cơ sẩy thai hoặc thai chết lưu
Nếu thiếu ối được phát hiện trong nửa sau của thai kỳ, các biến chứng có thể bao gồm:
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
- Sinh non
- Các biến chứng khi sinh con
Phương pháp điều trị
Việc điều trị các dịch ối thấp dựa trên tuổi thai. Nếu bạn chưa tới ngày sinh, bác sĩ sẽ phải theo dõi tình trạng ối và sức khỏe người mẹ rất chặt chẽ. Nếu bạn gần ngày dự sinh, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh sớm.
Các phương pháp điều trị khác có thể được sử dụng bao gồm:
- Truyền dịch trong khi chuyển dạ qua ống thông trong tử cung
- Chất lỏng bổ sung này giúp đệm quanh dây rốn trong quá trình sinh và giúp giảm nguy cơ sinh mổ.
- Truyền dịch vào buồng ối. Dù tình trạng thiếu ối thường trở lại trong vòng một tuần, nhưng nó có thể hỗ trợ trong việc giúp các bác sĩ quan sát thai nhi và chẩn đoán dễ dàng hơn.
- Bổ sung nước ối bằng uống nước hoặc dịch truyền qua tĩnh mạch.
Mẹ mang thai nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nước ối ít.
Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên bạn uống nước dừa để có nhiều nước ối và giúp nước ối trong hơn.
Các mẹ mang thai nên chú ý những biểu hiện trên cơ thể mình để có thể phát hiện sớm nhất các rủi ro trong thai kỳ, đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!