Biến chứng thai kì là biến chứng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ,và có tác động nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là những biến chứng thai kì phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
Mang thai ngoài tử cung
Biến chứng thai kỳ này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.
Khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung sẽ được gọi là thai ngoài tử cung. Vì đa phần các ca mang thai ngoài tử cung đều nằm ở ống dẫn trứng nên chúng còn có tên là “thai ống dẫn trứng”.
Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm bởi vì phôi thai phát triển có thể làm vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong cơ thể dẫn đến tử vong.
Không có cách nào để cấy ghép thai ngoài tử cung vào trong tử cung nên sớm kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất cho mẹ.
Sẩy thai
Sẩy thai là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15% thai kì giai đoạn sớm. Nguyên nhân sẩy thai thường do có sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai, làm cho phôi thai không tương thích được với cuộc sống. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại và có một thai kì khoẻ mạnh sau lần sẩy thai trước đó.
Các ca sảy thai diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ và hơn 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thai thứ 12.
Đa số trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là do các bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh.
Âm đạo rỉ máu hoặc chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai, vì vậy nếu nhận thấy những hiện tượng này mẹ hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Ốm Nghén
Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Nghén là biến chứng thường gặp do buồn nôn và nôn. Nôn là triệu chứng rất thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì, xảy ra với tần suất 1:200. Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai. Khi gặp tình trạng này, có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, phải nhập viện và truyền dịch.
Ốm nghén có hại có thai nhi không?
Tuy nhiên thông thường ốm nghén không hề gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ sẽ hoạt động rất mạnh và một trong những hormone đặc biệt quan trọng nhất là HCG. Hormone này được sản xuất ra bởi nhau thai và bắt đầu phát triển mạnh nhất từ tuần thứ 8-12 thai kỳ. Chính sự xuất hiện của hormone hCG là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén.
Hầu hết các trường hợp ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ. Đối với một số người kém may mắn thì hiện tượng này còn đến ngay từ tuần thứ 4 – trước khi người mẹ biết mình đã có thai. Hiện tượng này thường sẽ giảm dần ở quý 2 thai kỳ nhưng cũng có người bị ốm nghén suốt 9 tháng mang thai.
Các mẹ bầu phải hết sức chú ý các dầu hiệu về các biến chứng này trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên, phát hiện sớm điều trị sớm để có thể có được thai nhi khỏe mạnh. Dinh dưỡng và bổ sung đây đủ vi chất cũng giúp phòng ngừa và hạn chế các biến chứng này.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!