Ngứa khi mang thai là tình trạng phổ biến. Ngứa nhẹ thường không gây hại cho cả mẹ và thai nhi, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.
Ngứa nhẹ thường gặp trong thai kỳ vì lưu lượng máu cung cấp tới da tăng lên. Khi thai nhi phát triển, da bụng của bạn bị căng ra và điều này cũng có thể khiến da ngứa ngáy.
Ngứa nhẹ thường không có gì phải lo lắng, nhưng nếu ngứa trở nên nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật trong gan (Obstetric cholestasis – OC) được gọi là ‘ứ mật sản khoa’, hay ‘ứ mật thai kỳ’ (Intrahepatic Cholestasis of Pregnancy – ICP).
Mức độ ảnh hưởng của hội chứng này lên phụ nữ mang thai ít hơn 1%, tuy nhiên vẫn cần được lưu tâm.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Ngứa nhẹ
Mặc quần áo rộng có thể giúp ngăn ngừa ngứa, nhờ giảm kích thích lên da. Bạn cũng nên tránh các vật liệu tổng hợp và dùng các vật liệu tự nhiên, chẳng hạn như cotton. Chất liệu này thông thoáng giúp làn da “dễ thở” hơn.
Tắm mát hoặc thoa kem dưỡng da hay lotion cũng giúp làm dịu ngứa. Một số phụ nữ cho rằng các sản phẩm có chứa nước hoa dễ gây kích ứng da, vì vậy bạn nên lựa chọn kem dưỡng da hoặc xà phòng dịu nhẹ.
Ngứa nhẹ thường không gây hại cho cả mẹ và thai nhi, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn lo lắng, hoặc nếu bạn bị ngứa nặng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Ngứa nghiêm trọng: ứ mật sản khoa
Thông thường, muối mật chảy từ gan đến ruột để giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Trong ứ mật sản khoa, muối mật không chảy đúng cách và tích tụ trong cơ thể bạn. Không có cách chữa trị ứ mật thai kỳ, nó sẽ tự hết sau khi bạn sinh con.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Ứ mật sản khoa xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách. Tình trạng này làm cho thai phụ ngứa dữ dội, xuất hiện ở tay và chân, thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba của thai kỳ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi như nguy cơ sinh non cao, nguy cơ hít phải phân su dẫn tới khó thở, các rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Những phụ nữ có tiền sử bị gan hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này có nguy cơ cao hơn. Nó cũng phổ biến hơn ở phụ nữ gốc Ấn Độ và Pakistan.
Nếu bạn đã bị OC trong lần mang thai trước đó, nhiều khả năng nó sẽ tái phát lại ở lần mang thai tiếp theo. Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng này có nguy cơ sinh non hoặc lưu thai.
Tuy nhiên người ta không biết nguy cơ này cao hơn bao nhiêu so với người bình thường. Không có phương thức đáng tin cậy nào để xác định nguyên nhân thai chết lưu trong thai kỳ.
Vì có liên quan tới tình trạng hư thai, nếu bạn có triệu chứng ứ mật sản khoa bạn có thể phải sinh con có can thiệp hoặc mổ lấy thai sớm (sau 37 tuần mang thai).
Bạn được khuyên nên sinh con trong bệnh viện, dưới sự chăm sóc của một nhóm y bác sĩ sản phụ sản khoa có kinh nghiệm.
Triệu chứng
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, những dấu hiệu thường gặp của ứ mật sản khoa là ngứa dữ dội, đặc biệt ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, mức độ tăng dần về đêm, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu, da, mắt và lưỡi có màu vàng. Khi có các dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể không có các dấu hiệu kể trên nhưng vẫn mắc ứ mật sản khoa nên việc khám thai thường xuyên, đúng lịch hẹn có vai trò rất quan trọng nhằm phát hiện sớm các bất thường, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Điều trị
Bệnh ứ mật được chẩn đoán thông qua xem xét tiền sử bệnh,di truyền, và xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan (LFT).
Sau khi có chẩn đoán ứ mật, bạn sẽ phải kiểm tra chức năng gan thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh cho đến khi em bé được sinh ra.
Nếu kết quả LFT của bạn bình thường và bạn vẫn tiếp tục bị ngứa nặng, các xét nghiệm có thể được lặp lại 1 hoặc 2 tuần 1 lần.
Các loại kem, chẳng hạn như kem dưỡng da calamine, an toàn để sử dụng trong thai kỳ và có thể giúp giảm ngứa. Có một số loại thuốc có thể làm giảm muối mật và giảm ngứa, nhưng không chắc chúng có an toàn cho bà bầu.
Bạn có thể được bổ sung vitamin K vì “ứ mật” có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin K, yếu tố giúp đông máu.
Nếu bạn được chẩn đoán ứ mật sản khoa, bác sĩ sẽ thảo luận về tình trạng bệnh đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn.
Theo:
Các bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!