Nguy cơ sinh non thường xảy ra ở 3 nhóm đối tượng mẹ bầu là: đã từng sinh non, mang thai đôi và có vấn đề về tử cung. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non như: gen di truyền, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, mẹ bầu ít tuổi,… Để giảm nguy cơ trên, mẹ có thể tham khảo các cách sau: xây dựng chế độ ăn uống hợp lý; thường xuyên tập thể dục; tránh xa các việc gây căng thẳng, mệt mỏi,… Có như vậy, em bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Tuy ở tam cá nguyệt thứ 2 này, có vẻ như mọi thứ đã trở nên ổn hơn rất nhiều. Hầu như các mẹ đã không còn ốm nghén. Bụng mẹ bầu vẫn chưa quá to. Với một số mẹ, đây được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thời kỳ mang thai. Nhưng mẹ không nên chủ quan với tình trạng sinh non, có thể xảy ra trong khoảng thời gian này.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Sinh non là gì?
- Thai nhi sẽ nguy hiểm như thế nào nếu bị sinh non?
- Mẹ bầu nào sẽ dễ gặp phải nguy cơ sinh non?
- Những yếu tố nào khiến mẹ có thể sinh non?
- Mẹ bầu cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?
Sinh non là gì?
Thông thường một em bé được sinh ra khỏe mạnh nếu đạt đủ thời gian thai kỳ từ 38-40 tuần (tính từ ngày kinh nguyệt cuối cùng hoặc kiểm tra thông qua máy siêu âm). Nếu trẻ được sinh ra trước 37 tuần sẽ bị xếp vào nhóm “trẻ sinh non” hoặc “thiếu tháng”.
Bạn có thể chưa biết:
Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!
Nguy cơ sinh non và băng huyết nguy hiểm nếu mẹ bầu bị dư ối
Nếu trẻ được sinh ra trước 37 tuần sẽ bị xếp vào nhóm “trẻ sinh non” hoặc “thiếu tháng”.
Thai nhi sẽ nguy hiểm như thế nào nếu bị sinh non?
Bị sinh thiếu tháng là điều vô cùng nguy hiểm đối với một trẻ sơ sinh. Càng xa thời điểm 37 tuần bao nhiêu, mức độ nguy hiểm đối với trẻ sẽ càng tăng lên bấy nhiêu. Đây cũng được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ sơ sinh. Phần lớn trẻ sống sót được có thể gặp nhiều vấn đề về mặt sức khỏe trong tương lai do hệ thống não bộ, tim, hô hấp, xương, cơ, hoóc môn, v.v vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn.
Mẹ bầu nào sẽ dễ gặp phải nguy cơ sinh non?
Nhóm các mẹ bầu có thể phải đối mặt với vấn đề đẻ non thường là 3 nhóm dưới đây:
- Mẹ đã từng sinh non vào lần mang thai trước đó
- Mẹ mang thai đôi
- Mẹ có vấn đề về tử cung như sa tử cung, thành tử cung mỏng
Mẹ mang thai đôi có nguy cơ sinh non cao
Những yếu tố nào khiến mẹ có thể sinh non?
Theo nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, 6 yếu tố dưới đây thường ảnh hưởng nhiều nhất đến việc mẹ bầu có khả năng bị sinh non hay không.
- Do gen di truyền. Nhiều chuyên gia đã khẳng định, gen di truyền quyết định rất lớn đến mức độ nguy cơ sinh non của người mẹ.
- Thói quen sinh hoạt theo chiều hướng tiêu cực của thai phụ như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, nghỉ ngơi không điều độ, làm việc nặng, phải đứng nhiều, uống thuốc trong thời gian mang thai,…
- Thai phụ phải tiếp xúc với môi trường độc hại.
- Mẹ bầu còn ít tuổi (dưới 19) hoặc quá lớn tuổi (trên 40) khi mang thai.
- Cân nặng của người mang thai. Nếu người mẹ quá gầy hoặc quá béo cũng có thể khiến thai nhi phải chào đời trước thời gian.
- Người mang thai bị bệnh mãn tính, mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc gặp vấn đề về tử cung.
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu sanh non cho mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết
Làm gì để giảm nguy cơ sinh non 7 tháng, giúp con phát triển cứng cáp và ra đời đủ tháng đủ ngày?
Mẹ bầu cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?
- Mẹ bầu cần lập cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập hợp lý. Không hút thuốc và sử dụng chất kích thích.
- Đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có thai. Đồng thời, bạn cần có kế hoạch chăm sóc bản thân và em bé, bao gồm cả việc siêu âm thường xuyên.
- Stress cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ sinh non ở thai nhi cao. Do đó, thai phụ nên tránh xa những công việc có khả năng gây stress cho bạn.
- Tập yoga ở tư thế con gấu: là cách giảm nguy cơ sanh non cho các thai phụ. Theo các chuyên gia, tư thế con gấu trong yoga có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai. Tư thế này làm co giãn tử cung, giúp mẹ tránh được những cơn co thắt. Nhờ vậy mà nguy cơ sinh non giảm.
- Uống nhiều nước: Uống nước là một trong những cách tránh nguy cơ sinh non hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu, uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ luôn ngậm nước, ngăn các cơn co thắt dẫn đến sinh non.
- Đi khám nha khoa thường xuyên: Đây cũng là cách giảm nguy cơ sinh non mà mẹ bầu cần lưu ý. Theo các nghiên cứu, mắc bệnh nha chu có thể khiến thai phụ bị nhiễm trùng tử cung. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hormone khi mang thai sẽ làm viêm nướu răng. Các vi khuẩn gây bệnh ở nướu răng sẽ theo đường máu trực tiếp đi vào nhau thai, làm ảnh hưởng đến bào thai.
Tránh xa những việc làm mẹ bầu stress để giảm nguy cơ sinh non
Nếu chẳng may bé sinh ra thiếu tháng, nếu được chăm sóc tốt, bé vẫn có khả năng khoẻ mạnh và phát triển bình thường như những trẻ sinh đủ ngày. Việc mẹ cần làm bây giờ là chăm sóc sức khoẻ cả hai mẹ con thật tốt. Hãy tận hưởng cảm giác mang thai thật tuyệt vời này mẹ bầu nhé!
Tạm kết
Trong thai kỳ thứ 2 này, các mẹ cần hết sức chú ý nếu có các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, mẹ bầu đừng quên thay đổi các thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực để phòng tránh được nguy cơ sinh non như trên.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!