Trong y khoa, sinh non được định nghĩa những trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Và cuối cùng là sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Các mẹ bầu phải hết sức chú ý trong thời kỳ mang thai các dấu hiệu có thể sẫn đến sanh non sau.
Sinh non là gì?
Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm. Khi mẹ bầu lâm bồn và sinh ra em bé trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Mẹ bầu cần tìm hiểu các dấu hiệu sinh non để phòng tránh tốt nhất có thể.
Rủi ro khi trẻ sinh non
Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định bởi vì các bé được sinh ra quá sớm có thể không được phát triển đầy đủ. Em bé sinh sớm thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bại não, thường kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, có thể xuất hiện muộn hơn khi bé bắt đầu vào mầm non hoặc thậm chí trễ hơn khi đến tuổi trưởng thành.
Nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe là cao nhất đối với em bé sinh ra trước tuần thai thứ 34. Tuy nhiên, các bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mang thai cũng có nguy cơ nhất định.
Những dấu hiệu sinh non mẹ cần biết
Xuất hiện các cơn co thắt
Các cơn co là một trong những biểu hiện, dấu hiệu của việc sinh non. Nếu bạn thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới mà không phải do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.
Tăng áp lực lên khu vực xương chậu
Cảm nhận việc áp lực lên vùng xương chậu lớn do thai nhi tụt xuống sâu, đè nặng lên khu vực xương chậu của bạn làm cho bạn có cảm giác nặng nề. Hiện tượng này giống hiện tượng chuẩn bị sinh của mẹ bầu.
Tăng tiết dịch âm đạo
Đây là dấu hiệu đầu tiên báo mẹ đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Cụ thể là mẹ bỗng nhận thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…
Dấu hiệu sanh non cho mẹ bầu nhận biết
Vì thế khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được cho là dấu hiệu đầu tiên của sinh non.
Đau thắt lưng
Khi bạn thấy có những cơn đau lưng dưới ngày càng dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì có thể là dấu hiệu của việc bạn sẽ sinh non. Nếu hiện tượng đau lưng của bạn kèm theo cả 2 hiện tượng trên thì bạn thực sự cần lời khuyên của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Buồn nôn
Nếu trong thai kì từ tuần 20-37 mà bạn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động
Mẹ nầu có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
Dấu hiệu sanh non cho mẹ bầu nhận biết
Vỡ nước ối
Hiện tượng này thì tùy từng người, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Mẹ bầu cần lưu ý đặc biệt trường hợp này, khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Đau bụng dưới
Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá, đầy hơi… rất khó chịu.
Triệu chứng như khi cảm cúm
Liên tục buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì mẹ phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.
Trẻ sinh non luôn phải chịu nhiều thiệt thời, không chỉ là đối mặt với những vấn đề về sức khỏe mà còn liên quan đến trí tuệ sau này nếu không được chăm sóc đúng cách.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!