Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước ối với thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ bầu bị dư ối. Vậy ối nhiều có sao không? Triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết? Nước ối nhiều phải làm sao?
Tất cả những thắc mắc đó của thai phụ sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để biết mình phải làm gì, tránh gây nguy hiểm cho con và bản thân.
Hiện tượng dư ối là gì?
Dư ối (Polyhydramnios) là khi nước ối tích dẫn đến hiện tượng dư thừa. Nước ối bao quanh thai nhi với tác dụng bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng và giúp con phát triển. Lượng nước ối sẽ tăng dần lên tới 1 lít ở tuần 37. Trong tuần 40 thì lượng nước ối giảm còn 0.5 lít. Và khi có sự mất cân bằng nào đó thì lượng nước ối tăng khiến thai phụ cảm thấy nặng nề hơn.
Dư ối là hiện tượng nước ối nhiều hơn lượng cho phép
Bác sĩ sẽ chẩn đoán thai phụ dư ối qua siêu âm. Nếu mẹ có kết quả siêu âm với chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) 12-25cm là dư ối. Đa ối là chỉ số A.F.I lớn hơn 25 cm.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu dư ối?
Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dư ối, đa ối của bà bầu. Nhưng có rất nhiều trường hợp bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Các mẹ chỉ có thể tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiện tượng dư ối như:
- Một số bất thường về tiêu hóa nên thai nhi không nuốt nước ối
- Mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
- Suy tim
- Hội chứng truyền máu song sinh hay nhiễm trùng bẩm sinh
- Nuốt bất thường có thể do bất thường về nhiễm sắc thể hay gặp vấn đề về hệ thần kinh trung ương
Mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là nguyên nhân gây dư ối
Triệu chứng nhận biết bà bầu bị dư nước ối
Một số triệu chứng giúp mẹ bầu nhận biết có thể là đang dư ối bao gồm:
- Số đo vòng bụng của thai phụ lớn hơn 100 cm, khó thở, đau hay căng bụng, khó khăn khi ăn uống và hô hấp
- Bụng to hơn tuổi thai thực tế và rất khó để nghe nhịp tim
- Tĩnh mạch có dấu hiệu bị giãn
Dư ối có sao không?
Nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi được bác sĩ chẩn đoán dư ối. Vậy dư ối có sao không? Dư ối xuất hiện càng sớm thì càng tăng nguy cơ gây ảnh hưởng cả hai mẹ con. Mẹ nên biết một số biến chứng có thể gặp phải khi dư ối như:
- Lượng chất lỏng trong bụng quá cao nên có nguy cơ vỡ màng ối sớm
- Mẹ sinh ngôi mông hay ngôi thai không thuận
- Sa dây rốn
- Bong nhau thai
- Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nhất là khung xương
- Mẹ nên sinh mổ vì rủi ro rất lớn khi sinh thường với việc nhiễm trùng
- Em bé sinh non và các chức năng, cơ quan chưa được hoàn thiện
- Mẹ rất có thể bị cháy máu hay băng huyết khi mẹ đa ối
- Trường hợp xấu nhất khi dư ối là thai bị chết lưu
- Mẹ bầu cần đến thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, tức bụng, bụng to, đau tức đột ngột
Dư ối mẹ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non
Nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao?
Nước ối nhiều phải làm sao là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các mẹ. Theo các bác sĩ, muốn xử lý được tình trạng dư ối thì cần phải làm rõ nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Nếu bác sĩ không xác định được nguyên nhân và các diễn biến của hiện tượng dư ối thì mẹ cũng không quá lo lắng. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu nguyên nhân dư ối là do lượng đường trong máu của mẹ vượt mức thì cần cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Bầu nên có thể thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày
Mẹ bầu cũng cần nhớ là đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa sớm biến chứng. Cụ thể, với mẹ dư ối nhẹ thì dùng thuốc lợi tiểu. Còn mẹ bầu dư ối rồi đa ối trong khi sắp tới ngày dự sinh thì thai phụ sẽ phải nhập viện để được theo dõi.
Vậy là mẹ đã trả lời được thắc mắc “dư ối có sao không”, “nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao” rồi đúng không nào. Mẹ bầu nhớ thực hiện đúng để tránh nguy cơ gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!