Đa ối và dư ối có khác nhau không? Đa ối chính là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng mẹ bị dư thừa nước ối. Dư thừa nước ối nhẹ sẽ không gây nhiều vấn đề. Nhưng đa ối nặng thì có thể khiến bé sinh non.
Đa ối là gì? Đa ối và dư ối có khác nhau không?
Đa ối có tên tiếng Anh là Polyhydramnios. Đây là sự tích tụ quá nhiều nước ối trong tử cung khi mang thai. Khoảng 1 đến 2% các mẹ bầu sẽ gặp tình trạng này.
Hầu hết các trường hợp đa ối đều nhẹ và sự tích tụ nước ối trong nửa sau thai kỳ. Đa ối nặng có thể gây khó thở, sinh non hoặc các vấn đề khác.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc tình trạng đa ối, bác sĩ theo dõi thai kì để ngăn ngừa các biến chứng. Đa ối nhẹ có thể tự biến mất. Đa ối nặng thì cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bà bầu bị đa ối thường không có triệu chứng cụ thể. Nếu có, bà bầu sẽ bị khó thở, co thắt sớm. Đa ối nghiêm trọng thì sẽ cảm thấy đau bụng. Nếu bụng bạn lớn hơn nhiều so với tuổi thai nhi thì khả năng đa ối rất cao.
Nguyên nhân bà bầu bị đa ối
Đa ối có thể xuất hiện vì nhiều lý do, chẳng hạn:
- Đa thai, mẹ bầu mang hai hay nhiều thai nhi cùng lúc. Mẹ bị đa ối vì hội chứng truyền máu song sinh
- Tiểu đường thai kỳ: Đường huyết tăng cao có thể dẫn đến sự tích tụ quá nhiều nước ối
- Thai nhi không nuốt nước ối được
- Thai nhi sản xuất ra nhiều nước tiểu
- Di tật bẩm sinh, chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu của thai nhi, sự phát triển bất thường của não và tủy sống
- Các vấn đề ảnh hưởng đến di truyền, phổi hoặc hệ thần kinh của thai nhi
- Nhiễm trùng ở thai nhi
- Thiếu máu hoặc thiếu hồng cầu ở thai nhi
- Một vấn đề với nhịp tim của em bé: rối loạn nhịp tim thai , nhịp tim yếu, khuyết tật tim bẩm sinh .
Rủi ro và biến chứng
Các nghiên cứu đã cho thấy đa ối có thể gây ra một số biến chứng cho mẹ và em bé
Biến chứng với bà bầu
- Chuyển dạ lâu hơn
- Co thắt sớm dẫn đến sinh non
- Tách nhau thai sớm ra khỏi thành tử cung
- Nước ối vỡ quá sớm
- Khó thở
- Chảy máu không kiểm soát sau khi chuyển dạ
Các biến chứng có thể xảy ra cho em bé
- Dị tật bẩm sinh
- Kích thước hoặc vị trí bất thường, gây ra khó khăn khi sinh
- Vị trí dây rốn nguy hiểm, có thể khiến thai nhi bị quấn dây rốn, hạn chế việc cung cấp oxy
- Trường hợp nghiêm trọng nhất, bé có thể tử vong
Chẩn đoán
Các bác sĩ chẩn đoán đa ối trước khi em bé được sinh ra. Để chẩn đoán, họ sẽ thực hiện kiểm tra siêu âm. Bằng sóng siêu âm, họ đo lượng nước ối trong bụng mẹ và tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của thai nhi.
Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra để tìm vấn đề gây ra đa ối ở bà bầu. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng
- Chọc ối, bác sĩ thu thập mẫu nước ối từ trong bụng mẹ và gửi nó đến phòng thí nghiệm để phân tích di truyền
Điều trị đa ối
Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng. Các trường hợp đa ối nhẹ thường không cần điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến khám thường xuyên hơn. Nhưng bạn có thể sinh con khỏe mạnh, không có biến chứng.
Trong trường hợp cần can thiệp, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp dựa vào nguyên nhân bệnh. Ví dụ như đa ối là do vấn đề với nhịp tim của bé, bác sĩ sẽ cho thuốc để điều chỉnh nhịp tim.
Đa ối có thể được điều trị bằng cách thường xuyên rút nước ối ra khỏi tử cung. Biện pháp này có nguy cơ biến chứng. Vì vậy bác sĩ sẽ chỉ thực hiện khi tình trạng đã nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được uống thuốc làm giảm lượng nước tiểu mà thai nhi sản xuất. Thuốc này có nguy cơ làm tổn thương tim của em bé. Vì vậy bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi nhịp tim của em bé.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định gây chuyển dạ sớm, ở tuần 37 hoặc thậm chí sớm hơn. Các bà bầu bị đa ối được khuyên nên nằm nghỉ trên giường để trì hoãn chuyển dạ sinh non.
Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đa ối và dư ối có khác nhau không. Đó chỉ là hai từ dùng để chỉ một tình trạng dư thừa nước ối trong tử cung người mẹ. Bạn nên tuân thủ khám thai định kì để phát hiện những triệu chứng đa ối và điều trị nếu cần.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!