Sinh non 7 tháng là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn vì thai nhi sẽ đối mặt với vô số nguy cơ khi nào đời. Làm gì để phòng tránh sinh non tháng thứ 7?
Dọa sinh non – Mối đe dọa với mẹ bầu mang thai 7 tháng
Khi các cơn gò cứng bụng xuất hiện với tần suất nhiều hơn và diễn ra lâu hơn (trên 2 phút) thì mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu ra máu, cứng bụng, đau bụng, rỉ ối thì đều cho thấy thấy mẹ bầu đang rơi vào tình trạng dọa sinh non.
Mẹ bầu nào có nguy cơ bị sinh non 7 tháng?
Phần lớn những mẹ bầu bị dọa sinh non thường là vì đã có bệnh lý hoặc có tiền sử về sinh non vào những lần mang thai từ trước. Tuy nhiên, 6 nhóm phụ nữ có khả năng sinh non 7 tháng gồm:
- Các mẹ bầu bị một số bệnh lý như: viêm gan, tiểu đường, rubella, thiếu máu nặng, tiền sản giật, cao huyết áp…thì rất dễ rơi vào tình trạng dọa sinh non hay nguy hiểm hơn là bị sinh non.
- Thai phụ có các dị tật ở tử cung. Điều này khiến cho các cơn gò tử cung xuất hiện mạnh khi em bé lớn dần lên như: u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, tử cung to quá mức…
- Mẹ bầu có thể sinh non vì vỡ ối sớm, các mẹ mang đa thai hoặc thai nhi có vấn đề bất thường cũng dễ xảy ra hiện tượng sinh non.
- Các bất thường về bánh nhau như bong nhau non, nhau tiền đạo.
- Một lý do nữa mà ít mẹ bầu ngờ tới là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, làm việc nặng, đi lại quá nhiều, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê (lượng lớn), …
- Những phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản như viêm âm đạo, viêm tử cung, …
Mang thai 7 tháng cũng là lúc mẹ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non
Thai nhi sinh non 7 tháng liệu có khả năng sống sót không?
Bắt đầu từ tuần thứ 28, thai nhi đã dài khoảng 37-38cm và nặng 1,000g-1,200g. Phổi và xương của bé cũng đã hoàn thiện.
Khi tử cung co bóp và dẫn đến mẹ bầu bắt buộc phải sinh thì em bé có sống sót được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là tình trạng cân nặng của thai nhi cũng như đặc điểm thể chất vào lúc con chào đời.
Tuy nhiên, hầu hết bé sinh non 7 tháng đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như:
- Trẻ dễ mắc bệnh tim, phổi, tiêu hóa, hệ miễn dịch
- Nồng độ calcium thấp – đường huyết thấp
- Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển
- Khó cho bú, hệ tiêu hoá có vấn đề
- Bị trì hoãn bú mẹ
- Nằm viện lâu hơn
- Nguy cơ nhiễm trùng cao, khả năng miễn dịch thấp
- Khó duy trì nhiệt độ cơ thể
- Co giật
- Có vấn đề về thị giác và thính giác
- Thiểu năng trí tuệ
- Có khả năng bất thường hành vi
- Có vấn đề về cảm xúc và tình cảm
- Khả năng tử vong vì chưa đủ cứng cáp để tồn tại
Em bé sinh ra khi mẹ mang thai 7 tháng sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe hơn
Làm gì để có thể ngăn ngừa tình trạng này?
Khi bước sang tháng thứ 7, mẹ bầu cần hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi của mình. Trong đó, những điều cần thiết nhất là:
- Đảm bảo mẹ bầu tăng cân vừa phải, không tăng quá ít hoặc quá nhiều vì điều này rất dễ ảnh hưởng đến nguy cơ sinh non.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc, bê vác nhiều cũng như ngủ ít.
- Có tư thế nằm khi bị dọa sinh non phù hợp.
- Không nên đứng quá lâu một chỗ mà cần xen kẽ giữa đứng ngồi.
- Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, … Các loại nước ngọt, nước có ga cũng cần được loại bỏ khỏi thói quen ăn uống của mẹ bầu.
- Đảm bảo mẹ bầu và thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
- Đi khám thai định kỳ và luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là với những mẹ có bệnh lý trong thai kỳ.
Khi có dấu hiệu dọa sinh non như ra máu, đau bụng, … mẹ cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức để có cách dưỡng thai kịp thời. Nằm nghỉ ngơi và tuyệt đối hoạt động nhiều cũng như ăn các món nhẹ nhàng, bổ dưỡng cho thai nhi sẽ là cách đảm bảo tốt nhất trước nguy cơ sinh non.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!