Xuống máu chân hay còn gọi là phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp khi mang thai. Vậy phù chân có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân
Khi mang thai, cơ thể trở nên dư thừa chất lỏng (tăng 50%) so với bình thường. Trong khi đó thai càng lớn, tử cung càng lớn. Tất cả sẽ tạo nên áp lực gây phù ở mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng là do thay đổi hormone trong thai kì. Chúng sẽ khiến các thành mạch máu của thai phụ trở nên mềm hơn. Từ đó khiến tĩnh mạch vận chuyển máu từ chi dưới về tim khó khăn hơn.
Phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bà bầu
Ngoài ra nếu bà bầu bị xuống máu chân đột ngột có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây chính là biến chứng nguy hiểm và đáng ngại nhất của hiện tượng này.
Bà bầu bị phù chân qua từng tam cá nguyệt
Tam cá nguyệt thứ nhất
Nồng độ hormone progesterone tăng nhanh nên làm chậm quá trình tiêu hóa. Nó có thể khiến bà bầu bị đầy hơi và phù một chút ở mắt cá tay, chân hoặc mặt. Thông thường theo các chuyên gia thì dấu hiệu này vẫn chưa đáng lo.
Tuy nhiên nếu triệu chứng phù đi kèm với hiện tượng chóng mặt, đau đầu hoặc xuất huyết thì bà bầu nên đi gặp bác sĩ. Bởi lẽ chúng là sự cảnh báo các nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị phù chân đi kèm với hiện tượng chóng mặt, đau đầu cần đến gặp bác sĩ ngay
Tam cá nguyệt thứ hai
Không có gì lạ khi bàn chân của bà bầu bị phù vào khoảng tháng thứ năm của thai kỳ. Đặc biệt là nếu bà bầu đi bộ nhiều hoặc thời tiết nóng. Nguyên nhân là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể bạn tăng lên.
Tam cá nguyệt thứ ba
Bà bầu bị phù chân nhiều nhất là vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Nguyên nhân là vì cơ thể đang tiếp tục sản xuất máu và chất lỏng. Tử cung cũng ngày càng nặng hơn khi em bé lớn lên. Nhiều trường hợp có thể làm chậm lưu lượng máu từ chân trở về tim.
Một số cách giảm xuống máu chân
Giảm máu xuống chân bằng cách ăn uống khoa học
Bà bầu nên ăn nhạt, nghĩa là hạn chế muối khi chế biến thức ăn. Muối làm cho cơ thể bạn giữ thêm nước. Mẹ bầu cũng không nên ăn thựcbầu ăn mặn phẩm đóng hộp hoặc đã chế biến sẵn. Đó là vì những loại này đặc biệt nhiều natri.
Kali giúp cơ thể cân bằng lượng chất lỏng vì thế nên bà bầu nên bổ sung vi chất này. Bà bầu có thể sử dụng một số thực phẩm có hàm lượng kali cao tự nhiên. Khoai tây, khoai lang, chuối, rau bina, đậu, một số loại nước ép trái cây, sữa chua, củ cải… là những loại thực phẩm mẹ nên sử dụng.
Bà bầu nên tránh uống quá nhiều caffeine vì nó làm chân bị phù nhiều hơn. Nguyên nhân caffeine là một chất lợi tiểu, khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn. Vì thế, cơ thể sẽ cho rằng nó cần phải giữ chất lỏng.
Nghe có vẻ lạ khi bà bầu uống nhiều nước hơn để chống phù chân nhưng thực tế là vậy. Khi cơ thể nghĩ rằng bạn bị mất nước, nó sẽ giữ nhiều chất lỏng. Vì vậy, bà bầu hãy cố gắng uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày.
Uống nhiều nước giúp bà bầu giảm phù chân
Các biện pháp hạn chế phù chân khác
Hãy cho cơ thể, đặc biệt là đôi chân được nghỉ ngơi. Bà bầu nên nâng cao chân khi ngồi, nhất là vào cuối ngày. Bởi lẽ động tác đơn giản này có thể giúp giảm phù chân khi mang thai.
Bà bầu nên mặc quần áo rộng, thoải mái, đi giày đế bệt thường xuyên hơn. Bởi đây là phương pháp giúp việc lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn.
Nếu đang mang thai trong những tháng hè nóng bức, bà bầu nên ở trong nhà. Khi cơ thể được mát mẻ, hiện tượng phù chân cũng giảm bớt. Bà bầu có thể dùng đá để chườm lên chân.
Bà bầu nên đi bộ thậm chí đi bộ 5 hoặc 10 phút một vài lần trong một ngày. Điều này có thể giúp cải thiện lưu thông của bạn, giúp giảm phù chân.
Massage cũng giúp lưu thông các chất lỏng tích tụ trong bàn chân. Từ đó nó sẽ làm giảm phù chân khi mang thai.
Bạn cũng nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Điều này nhằm để làm giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới. Nhờ đó, bà bầu sẽ bớt phù chân.
Massage cũng giúp lưu thông, giảm phù chân
Khi nào bà bầu nên đi khám bác sĩ?
Đôi khi, bà bầu bị phù chân là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng có thể xảy ra trong thai kỳ và gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Khi đó, việc kiểm tra y tế cẩn thận là vô cùng thiết yếu.
Bà bầu nên đi bác sĩ khi thấy phù tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột. Đồng thời là hiện tượng chóng mặt hoặc mờ mắt, đau đầu dữ dội và khó thở. Nếu chỉ phù ở một chân và bị đau, đỏ hoặc nóng, bà bầu có thể đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc DVT (cục máu đông). Việc kiểm tra sẽ giúp xác định nguyên nhân chính xác của việc bàn chân bị phù. Từ đó họ các bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất và đúng đắn nhất cho thai phụ.
Khi chân phù bị đau, đỏ, nóng, bà bầu nên nhanh chóng đi khám
Thay lời kết
Phù chân là hiện tượng sinh lý khá phổ biến khi mang thai. Chúng sẽ khiến bà bầu đi đứng, sinh hoạt khó khăn. Chưa kể phù chân còn tiềm ẩn nguy cơ chứng tiền sản giật nguy hiểm. Vì thế, bà bầu không nên lơ là khi cơ thể có triệu chứng máu xuống chân (phù chân) nhé!
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!