Những điều mẹ bầu nên biết để ngăn ngừa tiền sản giật.
Khi đi khám thai, bác sỹ có thể kết luận mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Nếu rơi vào tình huống này, có lẽ bạn sẽ vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên với sự giúp đỡ kịp thời của các bác sỹ, mẹ bầu sẽ đối phó với nguy cơ này dễ dàng hơn.
Tiền sản giật là gì?
Nếu mẹ bầu chưa bao giờ bị huyết áp cao trước đó nhưng sau tuần thai thứ 20 huyết áp của bạn tăng cao hơn 140/90 mm Hg, đó có thể là nguy cơ tiền sản giật (còn gọi là Toxemia). Tiền sản giật được chẩn đoán ở người phụ nữ mang thai khi họ có ba triệu chứng: huyết áp cao (>140/90 mmHg), phù, nước tiểu có protein niệu.
Nếu không được điều trị, tiền sản giật và sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Với người mẹ có thể gây phù não, xuất huyết não-màng não, phù võng mạc, xuất huyết vùng dưới bao gan, suy tim, suy thận, phù phổi cấp, rối loạn đông chảy máu trong lòng mạch, giảm tiểu cầu… Với thai nhi: làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, tử vong chu sinh cao… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Tuy nhiên đừng quá lo lắng, mẹ mang thai có thể giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật bằng cách đi khám tiền sản đều đặn. Trong thực tế, hầu hết phụ nữ có thai bị tiền sản giật đều có con khỏe mạnh.
Tìm hiểu lý do tại sao mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật và những gì mẹ nên làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Nguy cơ tiền sản giật do đâu?
Có tới 8% thai kỳ bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật- ảnh Shutterstock
Nguy cơ lớn hơn nếu mẹ bầu có tiền sử:
- Huyết áp cao trước khi mang thai
- Tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong lần mang thai trước
- Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
- Một rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, orlupus
Nguy cơ gia tăng nếu mẹ bầu:
- Là trẻ vị thành niên hoặc lớn hơn 40 tuổi
- Bị béo phì trước khi mang thai
- Mang thai con đầu lòng
- Đang mang đa thai
Có thể phòng tránh tiền sản giật không?
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa tiền sản giật, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thực phẩm có chứa các axit amin L-arginineand và các vitamin chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ở phụ nữ mang thai.
Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ thừa cân hoặc béo phì tăng ít hơn 7kg trong thời gian mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật thấp hơn. Hãy thảo luận điều này với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Cách phòng tránh tiền sản giật
Thực hiện các bước sau đây có thể giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến tiền sản giật. Luôn để mắt tới các triệu chứng trong thai kỳ để có thể xử lý kịp thời các tình huống nguy hiểm. Nếu mẹ bầu có nguy cơ cao, bác sĩ có thể cho bạn uống aspirin hàng ngày.
Ngoài ra để phòng tránh tình trạng này mẹ mang thai nên:
Thăm khám tiền sản
Cách tốt nhất để giữ cho mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là thăm khám đúng lịch. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ và các dấu hiệu, triệu chứng của tiền sản giật. Trong suốt thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra:
- Huyết áp
- Xét nghiệm máu
- Mức độ protein trong nước tiểu
- Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Theo dõi cân nặng và huyết áp
Nếu mẹ bầu bị huyết áp cao trước khi mang thai, hãy chắc chắn báo cho bác sĩ biết trong lần khám đầu tiên của mình. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi cân nặng và huyết áp giữa các lần khám.
Giảm huyết áp
Để giúp giảm huyết áp, bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu dùng thêm canxi hoặc aspirin, hoặc nằm nghiêng bên trái khi nghỉ ngơi. Bác sỹ cũng có thể khuyên các mẹ kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình để chắc chắn rằng mẹ ăn đủ trái cây, các loại rau củ và đồ ăn ít muối.
Phương pháp điều trị
Đối với trường hợp tiền sản giật nhẹ, mẹ mang thai có thể điều trị bệnh bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhạt, khám thai định kỳ 01 lần/tuần để kiểm tra huyết áp, chức năng gan thận, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và đo sức khỏe tim thai nhi.
Mẹ mang thai được chẩn đoán tiền sản giật nặng phải bắt buộc nhập viện, theo dõi huyết áp 2 lần/ngày. Bác sỹ sẽ kiểm tra cân nặng và protein trong nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu toàn bộ, đánh giá chức năng gan thận, tình trạng trưởng thành phổi thai nhi…
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sỹ có thể sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ.
Sau khi sinh, tiền sản giật sẽ yêu cầu người mẹ phải ở lại viện lâu hơn. Huyết áp của mẹ sẽ trở về bình thường sau vài tuần. Phụ nữ sau sinh nên giữ ấm khi thời tiết lạnh, ẩm ướt và cần được nghỉ ngơi, chăm sóc tích cực trong thời kỳ hậu sản.
Hangfaf(tổng hợp)
Theo: https://vn.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
Mong muốn có thai sau 30 tuổi – Các mẹ đã thực sự sẵn sàng chưa?
16 bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần biết
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!